Chăm sóc trẻ bị bệnh hô hấp cho các mẹ như thế nào?

247
Chăm sóc trẻ bị bệnh hô hấp cho các mẹ như thế nào?

Đường hô hấp bắt nguồn từ mũi hoặc miệng đến các phế nang trong phổi, có chức năng vô cùng quan trọng giúp lưu thông và trao đổi khí. Đường hô hấp ở người được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Trong đó, đường hô hấp trên bao gồm mũi, miệng, xoang, cổ họng, thanh quản, khí quản. Đường hô hấp dưới gồm các ống phế quản và phổi. Nếu chỉ là triệu chứng nhẹ không có những dấu hiệu nhiễm trùng như sốt cao, họng có mủ, khó thở… thì không nên uống kháng sinh, vì khi dùng kháng sinh có thể làm cho vi khuẩn dễ nhờn thuốc và kháng lại kháng sinh. Vì vậy chăm sóc trẻ cực kỳ quan trọng đối với mẹ.

 Chăm sóc trẻ bị bệnh hô hấp cho các mẹ như thế nào?

Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường lúc mưa, lúc nắng làm cơ thể trẻ không thích nghi kịp, dẫn đến dễ bị mắc bệnh về hô hấp. Tình trạng viêm nhiễm, gây thương tổn ở bất cứ bộ phận nào thuộc đường hô hấp đều được gọi là viêm đường hô hấp.

Nguyên nhân viêm đường hô hấp có thể do virus (các virus thường gặp như virus cúm, Adenovirus, virus para influenzae, Rhinovirus,…), các vi khuẩn như liên cầu tan huyết nhóm A, phế cầu, tụ cầu,… hoặc một số loại nấm. Viêm đường hô hấp là những bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ em. Do hệ hô hấp trẻ chưa phát triển toàn diện, đường thở ngắn, hít thở nhiều lần trong phút, nên virus gây bệnh dễ xâm nhập. Ngoài ra, do sức đề kháng yếu nên trẻ rất dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công.

Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh hô hấp ở trẻ

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng – Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt, cho biết nguyên nhân chính dẫn đến trẻ mắc bệnh hô hấp là do thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi. Đường hô hấp của trẻ còn nhỏ, các chất dịch tiết ra không có chất chống đỡ, hệ thống lông rung hoạt động còn yếu nên tác nhân gây bệnh đi vào đường hô hấp rất dễ dàng, do đó trẻ rất dễ bị bệnh đường hô hấp.

Khi trẻ mắc bệnh về đường hô hấp thì triệu chứng, biểu hiện ban đầu của bệnh thường là sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt xì, kèm theo thường là ho có thể có đàm hoặc không. Ngoài ra, trẻ có thể còn bị sốt, quấy khóc, lừ đừ, bỏ ăn…; nặng hơn thì trẻ có thể bị sốt cao kèm theo co giật, thở mệt, thở nhanh, sốt li bì, nôn ói…

Để tránh các bệnh về đường hô hấp; thì các bậc cha mẹ cần làm thực hiện những biện pháp sau: Dinh dưỡng tốt cho trẻ để tăng sức đề kháng; cho trẻ vệ sinh răng miệng, mũi sạch sẽ hàng ngày; vệ sinh nơi ở thoáng mát sạch sẽ; giữ ấm tốt cho trẻ khi trời lạnh; không cho ngậm đồ chơi (vệ sinh đồ chơi sạch sẽ); tắm rửa cho trẻ sạch sẽ bằng nước ấm và lau khô sau khi tắm; vệ sinh chăn ra gối của trẻ; hạn chế đưa trẻ tới các nơi đông người, chật chội; mọi người trong nhà không được hút thuốc lá. Đặc biệt cần chích ngừa đầy đủ cho trẻ và người thân (đặc biệt là cúm và viêm phổi).

Chăm sóc trẻ bị bệnh hô hấp cho các mẹ như thế nào?

Chăm sóc tốt khi trẻ mắc bệnh hô hấp

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng cho biết, khi phát hiện trẻ bị bệnh về đường hô hấp; các bậc cha mẹ cần xem thật kĩ, nếu trẻ chỉ bị nghẹt mũi, hắt xì, sổ mũi nhẹ; hoặc ho nhẹ vài tiếng mà không sốt, không thở mệt, không khò khè; thì trước tiên cha mẹ nên vệ sinh mũi, vệ sinh răng miệng trẻ thật sạch; cho trẻ ăn thức ăn mềm, uống nước ấm và tiếp tục theo dõi.

Nếu trẻ đỡ thì tiếp tục chăm sóc, còn trẻ có triệu chứng sốt; ho nhiều, thở mệt, khò khè, lừ đừ, bỏ ăn bỏ bú, nôn ói, li bì…; thì cần đưa đi khám ngay và uống thuốc theo toa thuốc của bác sĩ.

Đồng thời, cha mẹ cần chú trọng đến dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ. Chế độ ăn uống dành cho trẻ bị bệnh hô hấp nói riêng và trẻ bị bệnh nói chung: Ăn các đồ loãng, dễ tiêu, uống nhiều nước, uống thêm nước trái cây; uống thêm sữa và không nên ăn nhiều một lúc mà chia nhỏ thành nhiều cữ, ăn nhiều lần…

Không nên cho trẻ uống kháng sinh, thuốc tùy tiện

Theo khuyến cáo của bác sĩ Hoàng, chỉ nên cho trẻ uống kháng sinh khi nào thật sự cần thiết; và nhất thiết phải được sự hướng dẫn của thầy thuốc nhi khoa. Vì bệnh hô hấp thường là hô hấp trên và do vi rút chiếm đa số; nên uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm.

Hơn nữa, nếu chỉ là triệu chứng nhẹ không có các dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng như sốt cao; họng có mủ, sưng đỏ, thở mệt, khó thở, xét nghiệm máu có bạch cầu tăng; X quang phổi có tổn thương thì không nên uống kháng sinh; vì khi dùng kháng sinh có thể làm cho vi khuẩn dễ nhờn thuốc; và kháng lại kháng sinh làm bệnh có thể nặng thêm.

Còn về việc dùng thuốc ho, đối với trẻ em, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi; cũng phải rất cẩn thận và phải được thầy thuốc nhi khoa hướng dẫn. Đối với các loại thuốc ho có chất moóc phin (thuốc phiện) như là Teprin Codein (có chất thuốc phiện); tuyệt đối không được dùng cho trẻ dưới 5 tuổi vì rất dễ gây ngừng thở và đi đến tử vong. Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị bệnh hô hấp.

Vì vậy, trẻ chỉ được dùng thuốc khi đã được bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác bệnh; không nên tự mua thuốc cho trẻ uống vì trẻ nhỏ sức đề kháng yếu; triệu chứng bệnh không rõ ràng, uống thuốc không đúng; thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và làm bệnh nặng hơn. Hãy cùng Diaocbienhoa tìm hiểu chủ đề này,.. Diaocbienhoa rất vui khi cung cấp thông tin đến các bạn,…

 

Nguồn: www.phoiviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *