Trẻ bị khô da thì mẹ nên có cách giải quyết như thế nào

226
Trẻ bị khô da thì mẹ nên có cách giải quyết như thế nào

Chăm sóc trẻ bị khô da tưởng như đơn giản nhưng nếu không cẩn thận; có thể gây lây lan và càng làm bệnh lâu khỏi. Vậy trẻ bị khô da có nghiêm trọng không? Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị khô da là gì? So với người lớn, cấu trúc da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỏng manh hơn rất nhiều (chỉ mỏng bằng ⅕ da người lớn).

Trong giai đoạn đầu đời, da của bé cũng rất nhạy cảm, dễ nhiễm trùng; vì cấu trúc làn da và tuyến mồ hôi vẫn chưa phát triển đầy đủ trước sự bất biến của môi trường. Do đó mà dù là trong tiết trời nắng nóng gay gắt ngày Hè, hay hanh khô mùa Đông, da bé đều cần được chăm sóc đặc biệt. Làn da của trẻ mỏng manh và nhạy cảm hơn da của người trưởng thành; chúng cũng phản ứng lại với các tác nhân gây kích ứng bên ngoài theo cách nhạy cảm hơn. Đó là lý do tại sao làn da của con cần được chăm sóc đặc biệt; cũng như khác biệt hoàn toàn so với chúng ta.

Giới thiệu

Bé thường có xu hướng bị khô da vào mùa đông; vì nhiệt độ giảm và độ ẩm trong không khí ít hơn. Khi da khô nứt nẻ, thậm chí rỉ máu, bé sẽ đau đớn và khó chịu. Nếu không chăm sóc kỹ, vết nứt sẽ lâu lành. Những bé dùng tã trong giai đoạn này cũng rất dễ bị hăm tã. Vết hăm có thể ăn sâu vào da khiến bé luôn bứt rứt và không ngủ ngon được. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh; cách chăm sóc trẻ khô da là vấn đề cha mẹ cần biết; để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.

Trẻ bị khô da thì mẹ nên có cách giải quyết như thế nào

Các yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố bên ngoài như nắng gió, dị ứng hay vệ sinh kém.

Vào mùa đông, sự chênh lệch nhiệt độ và thiếu ẩm trong không khí. Khiến làn da của bé thường xuyên bị khô.

Làn da của bé cũng rất dễ bị kích ứng và nứt nẻ bởi các yếu tố như bột giặt quần áo hay chất ny-lon trong quần áo bé mặc.

Sử dụng kem thoa của người lớn mà thoa cho trẻ em và trẻ sơ sinh.

Cách chăm trẻ khi bị khô da

Ngày 2-3 lần lấy khăn thấm nước ẩm ủ lên mặt cho bé chừng 1-2 phút; để da bớt bị khô và căng.

Da của bé cần được làm sạch thường xuyên.

Sau khi cho bé ăn, nên lau thức ăn, cặn sữa bám quanh miệng để giữ cho da bé luôn sạch sẽ.
Thường xuyên dùng nước ấm lau rửa chân tay cho bé; vì những vết bẩn để lâu sẽ khiến cho da bé bị khô và rát.

Cần chú ý nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải; không nên tắm nước nóng quá vì nước quá nóng cũng là nguyên nhân làm cho da bé mất nước nhiều hơn.

Khi tắm cho bé, không nên lạm dụng xà phòng; vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn; điều này càng làm da thêm khô.

Dù lạnh cũng nên mặc quần áo thoáng bằng vải tự nhiên giúp da dễ thở, ngăn ngừa đổ mồ hôi.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị khô da

Thực phẩm nên ăn

Vitamin A: Khi cơ thể thiếu hụt vitamin A thì bề mặt da sẽ trở nên khô ráp, bong tróc, đóng vảy.

Vitamin B: Giúp da căng mịn, chống lão hóa. Thiếu hụt vitamin B có thể gây khô sạm da.

Vitamin C: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản sinh collagen tự nhiên của cơ thể.

Vitamin E: Giúp bảo vệ da khỏi những tấn công của gốc tự do và giúp tái tạo lớp da bề mặt mềm mịn, chống khô ráp.

Chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa): Là các acid béo omega-3, omega-6.

Thực phẩm nên tránh

Thực phẩm chế biến sẵn

Hạn chế các loại thực phẩm được lên men: dưa chua, kim chi,…

Hạn chế các sản phẩm dễ gây dị ứng, ngứa như: hải sản, da gà, thịt bò,…

Biện pháp phòng ngừa khi trẻ bị khô da

Trẻ bị khô da thì mẹ nên có cách giải quyết như thế nào

Rút ngắn thời gian tắm cho bé bởi nếu tắm quá lâu, da bé sẽ mất nước, khô ráp vì lớp dầu tự nhiên trên da bị trôi mất.

Không dùng nước quá nóng để tắm cho bé.

Với tình trạng nước máy chứa nhiều clo, mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội pha với nước nóng để tắm cho con.

Nên dùng những loại dầu gội, sữa tắm có thành phần dưỡng da tự nhiên dành riêng cho bé.

Cho bé bổ sung nước nhiều vào những ngày thời tiết hanh khô.

Kết luận

Qua những thông tin đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị khô da như thế nào? Trẻ bị khô da có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

 Hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé. Hãy cùng Diaocbienhoa tìm hiểu chủ đề này,.. Diaocbienhoa rất vui khi cung cấp thông tin đến các bạn,…

Nguồn: songkhoe.medplus.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *