Sữa chua giúp tiêu hóa tốt cả nhà ai cũng thích ăn
Sữa chua giúp tiêu hóa tốt cả nhà ai cũng thích ăn. Nếu có thời gian nên tranh thủ làm cho cả nhà cùng ăn. Bởi trong sũa chua có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra sữa chua chứa đầy đủ các chất protein. Giúp bảo vệ đường ruột, tiêu hóa tốt, giảm đầy hơi, khó chịu . Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tuần, nếu bảo quản ở ngăn đông thì có thể để được 1 tháng. Tự làm tại nhà vừa sạch sẽ lại tiết kiệm; an toàn vệ sinh không chưa chất bảo quản.
Không cần bị động khi phải ra ngoài mua về, bạn vẫn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn tuyệt vời này. Cách làm sữa chua tại nhà kết hợp nhiều hương vị khác nhau hết sức đơn giản. Còn chần chừ gì nữa mà không vào bếp.
Hãy cùng Diaocbienhoa áp dụng cách làm yaourt ngay thôi nào; chúng tôi rất vui khi cung cấp thông tin, công thức đến các bạn.
Nguyên liệu làm sữa chua
– 20 gói sữa tươi không đường
– 3 lon sữa đặc có đường
– 4 – 5 hũ sữa chua làm men
Cách làm sữa chua
Bước 1: Lấy sữa chua làm men ra khỏi tủ lạnh để ngoài cho hết lạnh.
Bước 2: Rửa sạch, nhúng dụng cụ làm sữa chua qua nước sôi, sau đó để khô.
Bước 3: Lấy nồi cho 7 bịch sữa tươi vào. Nấu sôi lăn tăn quanh nồi. Cho 3 hộp sữa đặc có đường vào thau nhựa, đổ sữa vừa sôi vào. Khuấy đều cho tan sữa đặc, rồi tiếp tục cho tất cả số sữa tươi còn lại vào và tiếp tục khuấy. Cuối cùng cho lọ sữa chua làm men vào quấy đều và đong vào hũ đựng. Vậy là xong mẻ sữa chua giúp tiêu hóa tốt, có lợi cho sức khỏe.
Cách ủ sữa chua
Ủ trong thùng xốp
Lấy thùng xốp có nắp đậy, xuyên 1 lỗ nhỏ trên nắp thùng vừa đủ chui lọt qua sợi dây điện. Ta gắn vào đó 1 bóng đèn 25 watt và 1 phích cắm.
Xếp sữa chua vào thùng xốp nhưng phải chừa khoảng trống ở giữa thùng để lấy chỗ cho bóng đèn vào.
Cuối cùng cắm điện, bóng đèn sẽ giữ ấm cho sữa, giúp sữa lên men. Sau 3 hoặc 4 giờ sữa đông đặc, ta cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Ủ trong nồi cơm điện
Bạn rửa sạch ruột nồi cơm điện, lau khô và xếp sữa chua vào. Bọc màng thực phẩm kín sau đó cho vào nồi cơm điện. Bạn tiếp tục cho thêm miếng giấy nến lên trên màng bọc thực phẩm và đóng nắp nồi. Bên ngoài, bạn lấy khăn dày, đậy bên bọc bên ngoài, chờ kết quả sau 8h.
Lưu ý
Làm nóng nồi cơm điện 2-3 phút bằng cách cho bát nước nóng vào để ở lòng nồi rồi cắm điện, bật nút nấu. Thao tác này làm cho đáy nồi ở dưới nóng lên, hết 3 phút thì rút điện. Quá trình ủ men sữa chua không cắm điện
Để thêm giấy nến nhằm hạn chế rơi nước vào sữa khi lấy ra vì màng thực phẩm sẽ dính vào nắp nồi. Khi lấy sữa chua ra, để 15 phút mới cho vào ngăn mát.
– Sữa chua bị loãng, không đặc mịn: có thể do bạn dùng nhiều nước, bạn thay nước bằng sữa tươi và thực hiện lại các bước.Một số lỗi hay gặp:
– Sữa chua bị nhớt: Do không để nguội sữa chua làm men hoặc ủ quá lâu ở nhiệt độ không ổn định.
– Sữa chua bị tách nước có thể do nguyên nhân nhiệt độ ủ quá cao hoặc sữa bị xê dịch trong quá trình ủ.
Tác dụng của sữa chua
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi. Tuy nhiên, ăn sữa chua như thế nào để phát huy hết tác dụng của nó thì không phải ai cũng biết.
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là Lysin), Glucid, Lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A. Cái quý của sữa chua là ngoài giá trị dinh dưỡng còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột.
_Cung cấp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi
_Cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột
_Cải thiện sình hơi, đầy bụng
_ Giảm chứng biếng ăn, tiêu chảy
Bảo quản thế nào là tốt nhất?
Sữa chua giúp tiêu hóa tốt. Chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2. Do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên. Đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh. Tốt nhất sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi làm.
Nguồn: vietnamnet.vn