Sàn HOSE tiếp tục nghẽn lệnh, các giao dịch bị chậm

264
Phiên chiều nay nổi bật là SSI

Được biết để đạt được mục tiêu xử lý 3-5 triệu lệnh/ngày và dự kiến 3-4 tháng nữa sẽ triển khai hệ thống này. Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và FPT đã bắt tay để bắt đầu xây dựng hệ thống giao dịch tạm. Sau hơn 3 tháng diễn ra tình trạng tắc nghẽn giao dịch, hôm nay 30-3. Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) mới lên tiếng chính thức.

Nguyên lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán nhà nước lý giải lý do vì sao sàn HOSE lại nghẽn và chậm xử lý trong thời gian gần đây. Là người từng trực tiếp tham gia chỉ đạo, điều hành Ủy ban Chứng khoán nhà nước, ông nói: Giải pháp xử lý triệt để tình trạng nghẽn lệnh là HOSE nên lấy hệ thống giao dịch của HNX làm một bảng. Về lâu dài sẽ nhập tất cả thị trường cổ phiếu vào TP. HCM thì sẽ có 3 bảng gồm bảng doanh nghiệp (DN) lớn, bảng DN vừa và bảng DN upcom.

Diaocbienhoa xin trình bày vấn đề nghẽn lệnh của sàn HOSE ở bài này.

Diễn biến giao dịch trên sàn TP.HCM (HOSE)

Sàn HOSE tiếp tục nghẽn lệnh, các giao dịch bị chậm

Diễn biến khá nhanh trên sàn TP.HCM (HOSE) trong buổi sáng cho thấy. Các nhà đầu tư muốn tranh thủ giao dịch trước khi xảy ra tình trạng nghẽn lệnh. Chỉ trong phiên sáng, riêng sàn HOSE đã đạt tổng trị giá hơn 10.000 tỉ đồng.
Bước sang đợt giao dịch buổi chiều, thị trường tiếp tục rung lắc mạnh. Hiện tượng bảng điện bị “đơ”, lệnh giao dịch khớp nhỏ giọt trên HOSE lại diễn ra đã khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ. Sắc xanh chỉ le lói trong nhóm VN30 như TCB, VHM, NVL, VPB, PDR… Và do nghẽn lệnh nên dòng tiền chưa đủ mạnh để đẩy chỉ số VN-Index tăng trở lại.
Chốt phiên VN-Index giảm 6,3 điểm, tương ứng 0,54% xuống 1.161,97 điểm. Ngược lại, chỉ số HNX-Index tiếp tục tăng 1,41 điểm, tương ứng 0,54% lên 264,83 điểm và UPCoM – Index cũng tăng 0,15% lên 79,54 điểm. Thanh khoản toàn thị trường cao hơn so với phiên trước khi có tổng khối lượng giao dịch đạt 878,8 triệu cổ phiếu. Và chứng chỉ quỹ, trị giá 18.623 tỉ đồng. Trong đó riêng giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 15.133 tỉ đồng. Và nếu không bị nghẽn lệnh thì chắc chắn giá trị giao dịch trên HOSE sẽ còn cao hơn.

Tình trạng nghẽn lệnh tiếp tục kéo dài

Sàn HOSE tiếp tục nghẽn lệnh, các giao dịch bị chậm

Tình trạng bảng điện bị đơ, chập chờn và lệnh bị lỗi… trên HOSE đã kéo dài hơn 3 tháng qua. Khiến nhiều nhà đầu tư không còn thấy bất ngờ nhưng sự bức xúc thì ngày càng tăng cao. Hiện vẫn chưa biết khi nào HOSE mới khắc phục được và nhiều nhà đầu tư bắt đầu thấy nản. Hoặc chuyển dần giao dịch sang sàn HNX hay UPCoM. Một nhà đầu tư tên Minh tại TP. HCM than thở: “Không biết anh chị em đã nản chưa chứ mình là nản lắm rồi đấy. Tắc nghẽn kéo dài, bịt mắt bịt mũi, lúc muốn mua không mua được. Lúc thị trường giảm thì lại không bán được. Hoang mang về cách điều hành của lãnh đạo HOSE”. Còn một số nhà đầu tư khác cho rằng với tình trạng này thì tạm thời dịch chuyển giao dịch phần nhiều qua sàn Hà Nội để tránh bị thua lỗ.
Mặc dù nhiều cổ phiếu trên sàn Hà Nội và UPCoM trước đây không được nhà đầu tư đánh giá cao. Nhưng do HOSE nghẽn lệnh nên gần đây giao dịch trên HNX đã sôi động hơn và giá cũng tăng vọt.

HNX-Index có xu hướng tăng mạnh

Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong tháng 2, chỉ số HNX-Index có xu hướng tăng mạnh về cuối tháng. Và đạt mức cao nhất tại ngày giao dịch cuối cùng của tháng. Tăng 16,3% so với thời điểm cuối tháng 1. Giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm cuối tháng 2 đạt hơn 285.400 tỉ đồng. Tăng 13,08% so với cuối tháng 1. Chỉ số giá cổ phiếu của tất cả các ngành đều tăng điểm, trong đó chỉ số ngành tài chính tăng mạnh 46,56 điểm (tương đương tăng 12,59%) đạt 416,44 điểm. Chỉ số ngành công nghiệp tăng 25,4 điểm (tương ứng tăng 12,28%) đạt 232,32 điểm. Và ngành xây dựng tăng 35,43 điểm (tương ứng tăng 18,13%) đạt 230,83 điểm.
Tương tự, thị trường UPCoM tháng 2 diễn biến theo chiều hướng tăng giá của nhiều cổ phiếu. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng, chỉ số UPCoM-Index tăng 10,7% so với cuối tháng 1. Và đây cũng là phiên giao dịch có điểm chỉ số cao nhất tháng. Giá trị vốn hóa thị trường UPCoM tại phiên giao dịch cuối tháng 2 đạt hơn 1.030 tỉ đồng, tăng 6,34% so với tháng trước.

Nâng lô, chuyển sàn chỉ giảm áp lực một phần

HOSE nhận định, giải pháp nâng lô giao dịch từ 10 lên 100 chứng khoán từ ngày 4-1-2021. Đã góp phần giảm tải một phần lệnh vào hệ thống, giúp thanh khoản tăng 15-18% như dự kiến. Tuy nhiên, hiện tượng quá tải hệ thống vẫn chưa xử lý được dứt điểm. Nhất là trong các phiên có thanh khoản rất lớn chạm đến mức 15.000-16.000 tỉ đồng.

Để giảm áp lực, HOSE và các đơn vị liên quan sẽ hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp niêm yết có nguyện vọng chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết sang Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Thời gian tối đa xử lý hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nguồn: thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *