Diễn biến “sóng” cổ phiếu ngân hàng trên thị trường

268
Diễn biến "sóng" cổ phiếu ngân hàng trên thị trường

Nếu như năm 2020 là giai đoạn tạo sóng của các ngân hàng nhỏ với câu chuyện chuyển sàn. Thì năm 2021 được dự báo là thời của các ngân hàng lớn. Nhiều khuyến nghị từ môi giới vẫn đang đưa nhóm cổ phiếu ngân hàng vào cơ hội đầu tư tháng 12 và cho cả năm 2021. Với cơ sở nhìn nhận ngành ngân hàng được hưởng lợi rất rõ từ môi trường lãi suất thấp. Và rủi ro nợ xấu đang ở mức thấp hơn so với kỳ vọng. Do khả năng kiểm soát dịch nhanh chóng của Việt Nam.

Mức tăng đáng kể của của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng là một trong những đóng góp tích cực vào diễn biến “lạ” này của thị trường này. Theo dữ liệu từ Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS). Có tới 21 mã cổ phiếu ngân hàng tăng giá và chỉ 3 mã giảm giá trong năm 2020.

Diaocbienhoa sẽ trình bày cụ thể diễn biến sóng cổ phiếu ở bài này.

Mở thêm các cơ hội trên thị trường chứng khoán

Diễn biến "sóng" cổ phiếu ngân hàng trên thị trường

Trong khi lên nhận quyết định niêm yết cổ phiếu Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Với mã chứng khoán BAB tuần trước, bà Thái Hương. Tổng giám đốc Ngân hàng đã dừng chân để dựng lại một chậu hoa bị đổ. Đây là hành động nhỏ và bình thường. Nhưng phần nào thể hiện sự chuẩn mực của BAC A BANK.

“Thời gian đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM từ năm 2017 đến nay. Ngân hàng TMCP Bắc Á với ý thức trách nhiệm cao nhất. Luôn thực hiện đầy đủ và kịp thời các quy định về công bố thông tin”, người đứng đầu Ngân hàng nói.

Cũng chính bởi câu chuyện chuẩn mực, sau hơn 3 năm. Cổ phiếu của BAC A BANK đã dừng giao dịch tại thị trường UPCoM. Và chuyển sang niêm yết trên HNX với số lượng cổ phiếu 708,5 triệu cổ phiếu. Là động thái tái cam kết việc tuân thủ công bố thông tin.

Chia sẻ về quyết định chuyển sàn, bà Thái Hương nhấn mạnh: “Sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới của Ngân hàng TMCP Bắc Á trong quản trị doanh nghiệp. Kiện toàn năng lực hoạt động để tiếp tục hoàn thành mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả và bền vững”.

Các ngân hàng chạy đua chuyển giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) hoặc HNX.

Được biết, Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 quy định. Sau 2 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống UPCoM. Công ty đại chúng mới được nộp hồ sơ đăng ký niêm yết chính thức. Nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng là lý do khiến các ngân hàng chạy đua. Chuyển giao dịch từ UPCoM lên niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) hoặc HNX.

Trong một sự kiện có liên quan trước đó, ngày 28/1/2021. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã niêm yết trên HOSE. Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị OCB chia sẻ: “Niêm yết cổ phiếu OCB trên HOSE là sự kiện rất quan trọng đối với Ngân hàng và nằm trong lộ trình phát triển đã được hoạch định của chúng tôi. Với mục tiêu huy động vốn để đảm bảo năng lực tài chính cho quá trình phát triển nhanh trong giai đoạn tăng trưởng mới. Tăng cường tính minh bạch và thanh khoản của cổ phiế. Mang lại lợi ích tối đa cho cổ đông cũng như khẳng định nội lực và giá trị sẵn có của Ngân hàng”.

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên trên HNX của BAB là 16.000 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động +/-30%. Ngay trong ngày chào sàn, cổ phiếu BAB đã nổi sóng. Tăng kịch biên độ lên 20.800 đồng/cổ phiếu.

Diễn biến "sóng" cổ phiếu ngân hàng trên thị trường

Diễn biến giao dịch trên HOSE

Còn mã OCB có giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên trên HOSE là 22.900 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động +/-20%. Chào sàn đúng thời điểm thị trường chứng khoán bị bán tháo do tác động tiêu cực trước thông tin dịch bệnh Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại tại Hải Dương và Quảng Ninh khiến cổ phiếu OCB giảm xấp xỉ 20% so với giá tham chiếu. Đóng cửa tại 18.400 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau hơn 1,5 tháng, trong đó có nửa tháng nghỉ Tết. Đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu OCB đã tăng trở lại, gần chạm mức giá tham chiếu trong phiên chào sàn.

Mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2021 được một số tổ chức và chuyên gia dự đoán khoảng 26%. Cao nhất trong 3 – 4 năm qua, gần bằng năm 2017. Chỉ số P/E bình quân hiện đạt khoảng 18 lần và VN-Index đang ở vùng đỉnh. Nhưng nhiều chuyên gia phân tích nhìn nhận. Thị trường chứng khoán vẫn hấp dẫn để tham gia đầu tư. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng được nhìn nhận sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường.

Triển vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán

Trong chu kỳ tăng mạnh của thị trường chứng khoán 3 tháng trở lại đây, ngân hàng đã dẫn sóng. Kết quả kinh doanh tốt là nguyên nhân nội tại khiến cổ phiếu ngân hàng tăng. Nhưng với đặc thù “huyết mạch kinh tế”, cổ phiếu ngân hàng đang phản ánh kỳ vọng phục hồi của nền kinh tế thời gian tới.

SSI Research ước tính, lợi nhuận trước thuế trung bình của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong năm 2021 sẽ tăng 21% so với năm 2020. Các ngân hàng thương mại quốc doanh có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn là 30% so với nhóm ngân hàng cổ phần tăng 17,2%. Do lợi nhuận trước thuế trong năm 2020 của nhóm ngân hàng quốc doanh còn thấp.

Tại sự kiện chào sàn, bà Thái Hương cũng chia sẻ sự lạc quan với triển vọng kinh doanh của BAC A BANK nói riêng. Và ngành ngân hàng nói chung. “Ban lãnh đạo Ngân hàng sẽ phấn đấu thực hiện được cam kết với cổ đông”, bà Hương nói.

Chủ tịch Hội đồng quản trị OCB Trịnh Văn Tuấn kỳ vọng, Ngân hàng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững trong nhóm dẫn đầu. Nâng cao chất lượng tài sản thông qua hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế. Tối ưu hóa công nghệ và nền tảng ngân hàng số để dẫn dắt tăng trưởng và hiệu quả. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tổng tài sản và vốn điều lệ trong giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến tăng từ 20 – 25%/năm.

Phân tích của Tổ chức tài chính quốc tế JP Morgan

Tổ chức tài chính quốc tế JP Morgan đã phát hành một bản phân tích cho biết. Các ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực ưa thích của họ trong khu vực và duy trì quan điểm các ngân hàng sẽ tăng trưởng cao. Đóng góp vào sự phục hồi tăng trưởng kinh tế mà theo dự báo của tổ chức tài chính này có thể đạt tới 8,3% trong năm 2021.

Thực tế, ngành ngân hàng đang ở vị thế tốt trong việc chống đỡ rủi ro và có thể tận dụng sự phục hồi nền kinh tế trong năm 2021 để mở rộng quy mô, làm bàn đạp cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Theo một báo cáo vừa được Công ty Chứng khoán BSC công bố. Quy mô của các ngân hàng sẽ được mở rộng trong năm 2021 nhờ tăng trưởng tín dụng dự báo ở mức 14%.

Tín dụng 2021 sẽ tăng 10-15%

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 được Quốc hội đặt ra ở mức 6%. Để thực hiện mục tiêu này, theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV. Tín dụng ngân hàng tăng khoảng 10-15% là phù hợp.

Con số này là khả thi vì nửa cuối năm nay đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng tín dụng phục hồi khá ấn tượng. Sau hơn nửa đầu năm chững lại vì tác động bởi đại dịch. Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 17/11/2020. Dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 8.790 nghìn tỷ đồng, tăng 7,26% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,28%.

Theo SSI Research, trong thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tăng trưởng tín dụng 2020 lần thứ hai. Cho một số ngân hàng thương mại, trong đó mức cao nhất lên tới 30%.

Trước đó, trong quý III/2020, Ngân hàng Nhà nước đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với nhiều ngân hàng. Trong đó mức cao nhất là 23% dành cho Techcombank, TPBank và VIB.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank cho biết. Tăng trưởng tín dụng tại Vietcombank đến hết tháng 11 là 10% và mới đây Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước nới room lên 14%.

“Dự kiến cả năm Vietcombank sẽ tăng trưởng tín dụng khoảng 13 – 14%”, ông Thành nói.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tơi sóng cổ phiếu

Ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Dịch vụ tư vấn tài chính, ngân hàng. Công ty cổ phần tư vấn EY Việt Nam nhận xét, đại dịch Covid-19 tác động lên tuyến đầu tiên là các doanh nghiệp. Và làn sóng thứ hai mới là hệ thống ngân hàng nên có độ trễ. Do vậy, báo cáo tài chính năm 2020 của các ngân hàng chưa gặp vấn đề lớn, thậm chí tốt hơn trước do nợ xấu chưa phản ánh. Trong khi đó, chi phí huy động thấp mà lãi suất cho vay chưa điều chỉnh nhiều nên ngân hàng chưa gặp vấn đề về kinh doanh.

“Nếu dịch bệnh kéo dài, ngân hàng mới gặp khó khăn. Nhưng có những ngành phát triển hay doanh nghiệp có lối đi riêng và thành công. Nên vẫn tạo ra cơ hội cho ngân hàng đẩy mạnh cho vay và phát triển”, Cường nói.

Theo lộ trình, năm 2021, nhiều ngân hàng phải niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Sẽ giúp việc công bố thông tin minh bạch và kịp thời hơn, gia tăng thanh khoản cho cổ phiếu.

“Động thái này sẽ giúp tăng quy mô toàn bộ thị trường cho ngành ngân hàng. Nhân tố giúp ngành ngân hàng có thể thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế”, báo cáo của BSC nhận định.

Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *