Người cao tuổi và những bệnh thường mắc phải

226
Người cao tuổi và những bệnh thường mắc phải

Khi tuổi càng cao, nhiều chức năng sinh lý của cơ thể bị suy giảm, bệnh tật theo đó mà xuất hiện hoặc tái phát. Vì vậy, bệnh tật của người cao tuổi thường tỷ lệ thuận với tuổi tác. Tuổi càng cao, càng dễ mắc nhiều loại bệnh tật hơn người trẻ tuổi. Tuy vậy, sự suy giảm chức năng sinh lý ở mỗi người không giống nhau và do đó bệnh tật xuất hiện ở mỗi người cũng có sự khác nhau. DiaOcBienHoa rất vui khi đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích này.

Khi tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh tật vì chức năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể; lúc đầu bệnh còn nhẹ, thoáng qua, dần dần bệnh trở thành mạn tính, kéo dài, khó chữa. Trong vô số các chức năng sinh lý của người cao tuổi bị suy giảm; thì chức năng đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất, rõ rệt nhất. Tuy nhiên, không phải người cao tuổi nào cũng mắc bệnh giống nhau; có người mắc bệnh này có trường hợp lại mắc bệnh khác nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi cao hơn hẳn so với tầng lớp trẻ tuổi, trung niên.

Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh về xương khớp

Loại bệnh dễ thấy nhất ở người cao tuổi là bệnh về xương khớp, điển hình là đau xương khớp, thoái hóa xương khớp, cứng khớp…

Bệnh về đường tiêu hóa
Người cao tuổi và những bệnh thường mắc phải

Người lớn tuổi cũng rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi; trướng bụng, táo bón kéo dài hoặc viêm đại tràng mạn tính; hoặc có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản hoặc bệnh trĩ. Người cao tuổi mắc bệnh trĩ với nhiều nguyên nhân khác nhau; nhưng hay gặp nhất là do ăn ít rau, lượng nước đưa vào cơ thể không đủ do người cao tuổi thường ngại uống nước và táo bón kéo dài.

Các loại bệnh thuộc dạng này thường làm cho người cao tuổi rất khó chịu, lo lắng; ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài; từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi người cao tuổi mất ngủ kéo dài lại làm cho nhiều bệnh tật khác phát sinh hoặc tái phát trở lại.

Bệnh về đường hô hấp

Người cao tuổi cũng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản mạn tính; giãn phế quản; đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc áp thấp nhiệt đới, gió mùa; một số bệnh mạn tính thuộc đường hô hấp ở người cao tuổi dễ tái phát như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; bệnh hen suyễn, tâm phế mạn, đặc biệt là ở những người có tiền sử hoặc đang hút thuốc lá; thuốc lào (tỷ lệ người cao tuổi bị mắc bệnh ung thư phổi do có tiền sử hút thuốc chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn các đối tượng khác).

Bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục

Người cao tuổi cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục, đặc biệt là bệnh tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến (nam giới), ung thư cổ tử cung, ung thư vú (nữ giới). Những bệnh về sinh dục – tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu són, khó tiểu nhất là vào ban đêm, gây nhiều phiền toái cho người cao tuổi.

Viêm nhiễm đường tiết niệu cũng là một bệnh mà người cao tuổi có thể gặp; điển hình là viêm bàng quang cấp, viêm thận có kèm theo sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh cũng có thể mắc một số bệnh về đường sinh dục tiết niệu, phần phụ hoặc bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương

Loãng xương không chỉ gặp ở nữ giới tuổi mãn kinh mà ở nam giới có tuổi cao; cũng thường bắt gặp gãy xương do loãng xương hoặc viêm khớp. Đây là hậu quả của việc calci trong xương bị tiêu hao và gây thiếu. Ngoài ra ở nữ giới còn do nội tiết tố estrogen bị thiếu khi mãn kinh. Nhưng cả nam và nữ giới ở tuổi cao niên bị loãng xương; có thể do không dùng đủ calci và sinh tố D; hoặc hậu quả của hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu, bia.

Bệnh về tim mạch

Nói đến bệnh của người già; chúng ta không thể không nhắc tới bệnh về tim mạch. Bệnh tim mạch cũng liên quan mật thiết với rối loạn chuyển hóa như tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerid), đái tháo đường. Người cao tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh tăng huyết áp; thiểu năng mạch vành gây nhồi máu cơ tim, hẹp động mạch vành do xơ vữa động mạch.

Bệnh tăng huyết áp vẫn thường được coi như “bệnh giết người thầm lặng” vì nó diễn tiến âm thầm; ít có triệu chứng nên ít khi được người bệnh biết đến và quan tâm. Bệnh rất thông thường ở tuổi trung niên và thấy ở trên 40% người ngoài lục tuần (lưu ý, ngày nay bệnh tăng huyết áp đang có xu hướng tìm đến giới trẻ).

Nguy hiểm nhất đối với người cao tuổi là bị đột quỵ; do tai biến mạch máu não có thể đưa đến tử vong hoặc di chứng về rối loạn ngôn từ; nhận thức, rối loạn vận động, thậm chí gây liệt nửa người; đại tiểu tiện không tự chủ. Theo thống kê, có tới 30% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não tử vong trong vòng vài tháng; nếu sống sót đều có thể bị tai biến trở lại hoặc bị đột quỵ tim trong vòng vài năm.

Bệnh lãng tai

Về thính lực và thị lực, tuổi càng cao, một số người lớn tuổi mắt nhìn kém do đục thủy tinh thể, tai ngễnh ngãng. Có tới 30% người trên 65 tuổi và gần 50% người trên 85 tuổi nghe kém hoặc bị điếc. Đục thủy tinh thể thấy ở 40% người ngoài 75 tuổi và có thể bị một mắt hoặc cả hai.

Một số biện pháp nhằm làm giảm bệnh tật cho người cao tuổi

Người cao tuổi và những bệnh thường mắc phải

Nên đi khám bệnh định kỳ nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh. Khi đã mắc một bệnh nào đó cần tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ; tránh để bệnh thành mạn tính, thậm chí gây biến chứng.

Nếu có điều kiện, nên kiểm tra huyết áp, đường máu, mỡ máu theo định kỳ. Người cao tuổi không nên nhịn ăn hoặc nhịn tiểu tiện; vì dễ bị suy dinh dưỡng và nếu nhịn tiểu có thể gây viêm đường tiết niệu.

Nên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp.

Không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà, trong vườn hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên; câu lạc bộ nên đến những nơi này để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi; tâm sự nhằm giải tỏa một số bức xúc và có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau; trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe.

Cần nhắc nhở người cao tuổi cần uống đủ nước

Để tránh thiếu lượng nước cần thiết, người lớn tuổi nên uống nước đều đặn và đầy đủ vào buổi sáng; mỗi ngày cần khoảng từ 1,5 – 2 lít nước (bao gồm cả thức ăn, canh, rau, quả). Ăn nhiều rau cũng là hình thức cung cấp một lượng nước đáng kể; vì chất xơ có trong rau, quả giúp hạn chế táo bón. Tuy vậy, buổi tối trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước; vì có thể gây tiểu đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Buổi tối cũng không nên uống rượu, bia, không nên hút thuốc lá, thuốc lào

Ngoài ra, gia đình của người già (con, cháu) gần gũi; động viên, chăm sóc ông bà, bố mẹ những lúc ốm đau; cũng góp phần đáng kể làm cho người lớn tuổi ít bệnh tật và cảm thấy sống vẫn còn có ích.

Nguồn: suckhoetuoitre.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *