Mùa đông thường gặp những loại bệnh nào. Cách phòng tránh

258
Mùa đông thường gặp những loại bệnh nào. Cách phòng tránh

Khí hậu mùa đông thường làm một số vấn đề về sức khoẻ; như hen, đau họng, đau khớp và viêm loét dạ dày…; trầm trọng hơn do nhiệt độ xuống thấp, gió rét và thiếu ánh nắng mặt trời. Thời tiết mùa đông cũng có những điểm khắc nghiệt không kém mùa hè; trời hanh khô kèm theo các cơn mưa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các dịch bệnh. Chúng ta cần biết về những căn bệnh thường bị mắc trong mùa đông; và có những biện pháp phòng tránh hiệu quả. DiaOcBienHoa rất vui khi đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích này.

Để có thể phòng tránh được căn bệnh cảm cúm; trước tiên chúng ta cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn; như các loại rau xanh, các thực phẩm giàu protein và giữ ấm cơ thể để phòng bệnh. Chúng ta có thể sử dụng tỏi để phòng tránh cảm cúm rất tốt. Tỏi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp mùa đông

Mùa đông thường gặp những loại bệnh nào. Cách phòng tránh

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp mùa đông hay trong những thời điểm giao mùa. Bệnh này khiến chúng ta vô cùng khó chịu, là căn bệnh về đường hô hấp dễ lây lan bởi các virus, vi khuẩn…

Triệu chứng của bệnh cảm cúm: sổ mũi, đau họng, ho, đau đầu, hắt hơi, đau nhức cơ và chán ăn… Cảm cúm thường gặp hơn ở những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ..

Hãy luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thời tiết thay đổi chúng ta cần giữ ấm ở những vị trí như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

Viêm họng rất dễ gặp ở mùa đông do trời lạnh

Mùa đông chúng ta thường bị đau họng, phần lớn là do nhiễm virus. Nếu như chúng ta thay đổi môi trường, từ một căn phòng ấm áp đột ngột ra môi trường lạnh; cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm họng.

Để hạn chế bị đau họng, chúng ta nên tránh những đồ ăn lạnh, giữ ấm cổ và cơ thể, bổ sung dinh dưỡng và vitamin. Hơn nữa, chúng ta cần thường xuyên súc miệng nước muối; bởi nó sẽ giúp chống viêm và làm dịu cổ họng đáng kể.

Không khí lạnh của mùa đông có thể gây ra triệu chứng hen

Theo nghiên cứu, không khí lạnh sẽ gây ra triệu chứng hen như thở khò khè và thở dốc. Đặc biệt, với những người bị hen nên cẩn trọng hơn trong mùa đông.

Chúng ta nên mặc ấm, ở trong nhà những ngày gió rét. Nếu có việc cần thiết mới ra ngoài và hãy quàng khăn, đội mũ len và dùng khẩu trang che kín mũi miệng.

Bạn có thể mang theo các loại thuốc xịt hoặc dạng hít bên mình đề phòng có triệu chứng xảy ra.

Mùa đông có thể là thủ phạm gây ra bệnh đau tim

Lý do tại sao lại nói như vậy, vì mùa đông có nhiệt độ giảm mạnh; khiến động mạch bị thu hẹp, máu không thể lưu thông ổn định. Việc này dẫn đến tim phải làm việc nhiều hơn để giữ ấm cơ thể; do đó có thể xảy ra triệu chứng đau tim.

Do vậy, chúng ta cần hết sức giữ ấm cơ thể, mặc đủ ấm khi ra ngoài trong thời tiết lạnh. Với những người trên 30 tuổi cần tránh những hoạt động quá sức vào sáng sớm. Thay vì ăn quá nhiều thực phẩm cùng một lúc, chúng ta nên chia ra các khẩu phần ăn nhỏ.

Đau nhức khớp tay, chân vào mùa đông

 Mùa đông thường gặp những loại bệnh nào. Cách phòng tránh

Về mùa đông, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm các cơ bị co rút, hạn chế trong việc vận động.

Đặc biệt, các bệnh nhân bị Gút sẽ có triệu chứng đau nhiều hơn; do lượng axit uric trong máu bị kết tủa, lắng đọng và chèn ép vào các khớp.

Đối với những người cao tuổi, do các chức năng hoạt động của cơ thể đã bị suy yếu; khí huyết kém lưu thông nên dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên hiện tượng đau nhức.

Để có thể hạn chế và phòng tránh tình trạng đau nhức xương mùa đông; bạn nên giữ ấm cho cơ thể bằng cách đi tất, mang bao tay, quàng khăn cổ. Hãy tập thể dục và vận động các khớp vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng như buổi sáng khi mới ngủ dậy.

Đau dạ dày do lạnh

Bạn có biết, thời tiết lạnh sẽ khiến bao tử bị đau; và những ai đã viêm loét sẽ đau nhiều hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng những biện pháp để tăng sức đề kháng cho bản thân.

Bạn hãy tắm nước nóng hàng ngày, đi bộ dạo và giữ cho tinh thần thoải mái.

Lạnh tay vào mùa đông

Đây là tình trạng phổ biến ở tay chân khi mùa đông đến; ngón tay và ngón chân của bạn trở nên đau đớn, thay đổi màu sắc trong thời tiết lạnh.

Các ngón tay có thể sẽ bị đỏ, sưng tấy… mạch máu nhỏ ở bàn chân và bàn tay thì co thắt lại.

Hãy đeo găng tay, tất chân khi đi ra ngoài trong thời tiết lạnh. Hoặc có thể sử dụng ủng sưởi ấm chân để giữ cho chân được ấm áp. Hãy hạn chế sử dụng cà phê hoặc thuốc lá.

Bệnh phổi – phế quản

Bệnh phổi – phế quản: Các bệnh này phát triển mạnh, người chưa mắc bệnh thì dễ mắc; người đang mắc thì bệnh có xu hướng tǎng nặng, người đã chữa khỏi thì bệnh dễ tái phát. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người già. Quá nửa số tử vong của người già trong nǎm là vào mùa lạnh; hầu hết số tai biến do bệnh tật gây ra cũng xảy ra vào mùa này.

Các bệnh phổi – phế quản thường gặp: Hen phế quản, đợt cấp của tâm phế mạn (COPD); giãn phế quản, viêm khí – phế quản cấp, đặc biệt viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. Bệnh có thể xảy ra sau khi bị một đợt cúm, thường xảy ra; và có thể phát thành dịch vào mùa này. Ngoài ra, lao phổi nếu không được chǎm sóc, giữ gìn; điều trị tốt sẽ nặng lên trong mùa lạnh. Các thể lao tổn thương rộng, phá hủy nhiều, lao suy kiệt, thể trạng gầy yếu; lao trẻ em mùa đông – xuân có tử vong cao.

Trên đây là một số căn bệnh thường gặp phải khi mùa đông đến. Hãy luôn giữ gìn, bảo vệ sức khỏe để có sức đề kháng tốt nhất trong mùa đông lạnh giá này.

 

Nguồn: meta.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *