Giá chứng khoán cuối năm 2020 tăng vọt, nguyên nhân do đâu?

252
Giá chứng khoán cuối năm 2020 tăng vọt, nguyên nhân do đâu?

Tổng kết năm 2020, chỉ số chứng khoán VN-Index đã chính thức chinh phục thành công ngưỡng kháng cự. Đó là sau khi vươn lên mốc 1.103,87 điểm, tăng gần 143 điểm so với hồi đầu năm và tăng gần 445 điểm (+67,5%). So với đáy vào cuối tháng 3 khi dịch COVID-19 bùng phát. Nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã trải qua một năm khủng hoảng do đại dịch Covid-19. Nhưng trái ngược với dự báo trước đó, chứng khoán vẫn tăng vọt cùng với vàng. Có nhiều lý do dẫn đến việc giá chứng khoán tăng vọt cuối năm 2020. Nguyên nhân chính là do vốn đổ vào chứng khoán, cổ phiếu tăng mạnh.

Phiên giao dịch 31-12 VN-Index đã trải qua nhiều giằng co. Có lúc chìm trong sắc đỏ, tuy nhiên đến cuối phiên vẫn vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh, tăng 6,33 điểm (+0,58%). Vươn lên mốc 1.103,87 điểm. Đây cũng là số điểm cao nhất trong năm 2020 và cao nhất kể từ phiên 20-4-2018 cho đến nay. Cùng diaocbienhoa tìm hiểu chi tiết ở bài này nhé.

Giá chứng khoán cuối năm canh Tý

Giá chứng khoán cuối năm 2020 tăng vọt, nguyên nhân do đâu?

Kết thúc phiên giao dịch 9.2 – phiên cuối cùng của năm Canh Tý, VN-Index tăng 31,75 điểm. Tương ứng 2,93%, lên 1.114,93 điểm và HNX-Index tăng 4,14 điểm. Tương ứng 1,88%, lên 224,9 điểm. Phiên tăng điểm cuối cùng của năm Canh Tý đưa vốn hóa sàn TP. HCM lên hơn 4,164 triệu tỉ đồng, cộng thêm 118.723 tỉ đồng so với phiên trước đó.
Sau phiên bán tháo 8.2, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Tân Sửu 2021 đã hồi phục. Càng về cuối phiên sáng, lực cầu càng gia tăng đưa nhiều mã blue-chips tăng mạnh. Đến cuối phiên, đà tăng của các chỉ số chứng khoán được nới rộng khi cổ phiếu đồng loạt bứt phá. Toàn bộ 30 mã vốn hóa lớn nhất sàn TP.HCM đều đi lên. Trong đó VPB tăng hết biên độ lên 38.500 đồng/cổ phiếu. SBT tăng gần trần lên 21.900 đồng/cổ phiếu; REE tăng 5,6% lên 57.000 đồng/cổ phiếu. VIC tăng 5,1% lên 106.200 đồng/cổ phiếu… Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn thu hút dòng tiền khi top thanh khoản phiên sáng hầu hết là các mã ngành này. Như MBB, STB, TCB, LPB, VPB, CTG, SHB…

Nhiều thị trường chứng khoán châu Á vẫn tăng mạnh

Giá chứng khoán cuối năm 2020 tăng vọt, nguyên nhân do đâu?

Nhà đầu tư đã nghỉ Tết sớm nên thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 626 triệu đơn vị, trị giá 14.400 tỉ đồng. Các nhà đầu tư ngoại vẫn tiếp tục bán ròng với giá trị hơn 520 tỉ đồng.
Nhiều thị trường chứng khoán tại châu Á cũng tăng điểm trong phiên 9.2. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,4%. Thị trường Trung Quốc đi lên với Shanghai Composite tăng 2,01% còn Shenzhen Component cộng thêm 2,36% hay Hang Seng của Hong Kong tăng 0,53%. Tại khu vực Đông Nam Á, FTSE Bursa Malaysia KLCI của Malaysia tăng 0,81%. Straits Times Index của Singapore tăng 0,13%. Thai Index của Thái Lan nhảy vọt 1,32% nhưng Jakarta Composite Index của Indonesia sụt 0,44%…
Trước đó, khi đóng cửa phiên giao dịch 8.2 (rạng sáng ngày 9.2 giờ Việt Nam). Thị trường chứng khoán Mỹ đã nhảy vọt vượt qua đỉnh cũ. Chỉ số Dow Jones tăng 237,52 điểm. Tương đương 0,76%, lên 31.385,76 điểm, vượt đỉnh 31.188,38 điểm thiết lập hôm 20.1. Tương tự, chỉ số S&P 500 tăng 28,76 điểm, tương đương 0,74%, lên 3.915,59 điểm, vượt đỉnh 3.886,83 điểm thiết lập hôm 5.2 và Nasdaq tăng 131,35 điểm. Tương đương 0,95%, lên 13.987,64 điểm, vượt đỉnh 13.856,3 điểm thiết lập hôm 5.2.

Nguyên nhân chứng khoán tăng giá mạnh cuối năm qua

Vốn đổ vào chứng khoán, cổ phiếu tăng mạnh

Hôm qua 12.1, Việt Nam-Index đóng cửa tăng 7,39 điểm. Tương ứng tăng 0,62% lên 1.192,28 điểm. Chỉ sau gần 10 phiên giao dịch năm mới, chỉ số này đã cộng thêm 88,41 điểm. Tương ứng tăng 8% so với cuối năm 2020. Đây cũng là chuỗi ngày tăng điểm liên tục của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Trước đó khi kết thúc năm 2020, chỉ số Việt Nam-Index tăng gần 15% so với đầu năm. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5,1 triệu tỉ đồng, tương đương 80% GDP, tăng 14% so với năm 2019. Đặc biệt, thanh khoản thị trường bùng nổ đạt mức bình quân trên 14.000 tỉ đồng/phiên trên sàn TP. HCM và tổng cộng cả hai sàn chứng khoán đã đạt lên kỷ lục mới là trên 20.000 tỉ đồng/phiên.

Việt Nam thiếu kênh đầu tư ?

TTCK vẫn đang được dự báo sẽ tiếp tục đi lên trong năm nay khi kinh tế thế giới nói chung. Và Việt Nam nói riêng đều được kỳ vọng sẽ phục hồi tăng trưởng trở lại.
TS Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng kinh tế và tin học, phân tích từ đầu năm 2020, vàng đã tăng mạnh thể hiện sự bất ổn của kinh tế toàn cầu. Tương tự, trong năm vừa qua, TTCK Mỹ tăng mạnh nhưng cũng liên tục sụt giảm cho thấy nền kinh tế vẫn có nhiều rủi ro. Thị trường Việt Nam cũng bị tác động bởi những khó khăn từ dịch bệnh. Chẳng hạn thị trường BĐS thanh khoản rất thấp, những BĐS có giá trị từ 10 tỉ đồng trở lên rất khó được giao dịch thành công. Một vài nơi giá BĐS có tăng nhưng chỉ diễn ra cục bộ do liên quan đến hạ tầng cơ sở mới. Riêng đối với TTCK, từ đầu năm 2020 đến đầu quý 3/2020 cũng giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư phải ngậm ngùi rời bỏ sân chơi này. Nhưng từ cuối năm 2020 đến nay, thị trường hồi phục mạnh và thu hút được dòng tiền tham gia rất nhiều. Nguyên nhân chính theo ông Hiển, nhà đầu tư trong nước đang thiếu kênh đầu tư.
Nguồn: thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *