Bệnh thường gặp với trẻ dưới 5 tuổi là những bệnh gì
Trẻ nhỏ là nhóm người rất dễ mắc phải các loại bệnh thông thường, lý do là vì sức đề kháng của cơ thể còn yếu; nhất là nhóm trẻ ở lứa tuổi mầm non. Khi trẻ bắt đầu đi học, sự thay đổi môi trường sẽ làm thay đổi sức đề kháng của bé.
Giai đoạn từ 0-6 tháng sức đề kháng của trẻ; chủ yếu là được truyền từ mẹ sang trong quá trình mang thai và qua nguồn sữa mẹ. Từ 6-36 tháng, kháng thể từ mẹ truyền sang trẻ giảm dần và không còn; trong khi cơ thể trẻ chưa tự sinh ra được đủ kháng thể nên hệ miễn dịch của trẻ rất yếu; trẻ dễ nhiễm nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh hô hấp, tiêu hóa và nhiều bệnh lý khác.
Bài viết sau đây sẽ liệt kê các danh mục bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi; mẹ hãy tham khảo để có biện pháp bảo vệ cũng như chăm sóc trẻ được tốt nhất. DiaOcBienHoa rất vui khi đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích này.
Các bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
Viêm đường hô hấp
Bệnh lý về đường hô hấp là loại bệnh thường hay gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Viêm đường hô hấp gồm 2 loại: viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới. Trong đó phổ biến nhất là các bệnh viêm đường hô hấp trên gồm viêm mũi-họng, VA, viêm Amidan. Vì cơ quan này là “cửa ngõ” hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Các bệnh viêm đường hô hấp dưới thường hay gặp là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
Thông thường các bệnh lý viêm đường hô hấp trên; nếu không được xử trí triệt để dễ biến chứng viêm đường hô hấp dưới.
Tác nhân gây viêm đường hô hấp trên chủ yếu là virus (chiếm hơn 70%, còn lại là vi khuẩn, nấm Candida, …); trong đó các bệnh viêm đường hô hấp dưới đa phần là do vi khuẩn gây ra. Việc sử dụng kháng sinh chỉ được khuyên áp dụng trong trường hợp vi khuẩn gây bệnh. Do đó, ba mẹ nên cho trẻ đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi; để có chỉ định xử dụng thuốc phù hợp và sử dụng kháng sinh khi thật sự cần thiết.
Suy dinh dưỡng
Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra; như thiếu chất protein và năng lượng; bị tiêu chảy cấp tính hoặc kéo dài nên kém hấp thụ các chất dinh dưỡng; bị nhiễm virus, vi khuẩn; thiếu hụt các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết,…
Nếu để bé bị suy dinh dưỡng kéo dài sẽ làm suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch; khả năng chống chọi với sự xâm nhập các virus, vi khuẩn; ký sinh trùng gây bệnh kém nên dễ dẫn đến nhiều bệnh tật. Trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nên đi khám dinh dưỡng định kỳ để bổ sung cho phù hợp.
Bệnh giun, sán
Giun, sán lâu ngày có thể khiến bé bị thiếu máu, thiếu hụt chất dinh dưỡng; vì phần dinh dưỡng đó đã phần nào bị chúng hấp thụ. Có thể gây các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đặc biệt khi nhiễm trùng giun sán có thể gây ra một số trường hợp nguy hiểm như run chui ống mật, viêm màng não,… Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/ 1 lần theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhi.
Các bệnh ngoài da
Viêm da cơ địa, dị ứng … là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Những bệnh này tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ngứa ngáy, khó chịu; đôi khi có thể gây nhiễm trùng da, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu. Viêm da cơ địa ở trẻ em phần lớn là do cơ địa dị ứng với một số chất (dị ứng nguyên) nào đó; hoặc tác nhân gây hại từ bên ngoài. Cần xác định rõ nguyên nhân để điều trị tốt hơn.
Tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy cấp có thể xảy ra quanh năm với mọi lứa tuổi; nhưng thường bùng phát vào thời điểm mùa hè, nắng nóng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc tiêu chảy cấp vì vấn đề tự vệ sinh cá nhân; vệ sinh tay trước khi ăn và ý thức phân biệt hay tiêu thụ các thực phẩm sạch còn nhiều hạn chế.
Tiêu chảy cấp là một loại bệnh nguy hiểm, có diễn biến nhanh. Nếu trẻ không được xử trí và bù nước kịp thời có thể gây mất nước trầm trọng; co giật, trụy mạch dẫn đến tử vong. Trường hợp này cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyện khoa nhi để bác sĩ xử trí cho con.
Bệnh về mắt
Các bệnh như đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm bờ mi, viêm kết mạc mắt…; là những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em. Bệnh dễ lây lan, khiến bé khó chịu; có thể giảm khả năng nhìn nên cần cho bé đi khám với bác sĩ nhi hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt nhi để xử trí được tốt nhất.
Bệnh còi xương
Một trong những loại vitamin quan trọng mà phụ huynh thường hay bỏ qua là vitamin D. Loại vitamin này có tác dụng như “anh thợ xây” giúp bổ sung vữa “canxi”; và cấu trúc xương của có thể. Nếu thiếu hụt canxi trẻ dễ bị còi xương vì vậy cần bổ sung vitamin D cho trẻ; bổ sung canxi và cho trẻ tắm nắng đúng quy định để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Một số bệnh lý khác
Ngoài những bệnh lý trên, trẻ dưới 5 tuổi có thể gặp phải một số bệnh lý khác; về tim, gan, thận, tiết niệu, răng miệng, thần kinh,…; tuy nhiên những bệnh trên thường chỉ hay gặp ở những trẻ có vấn đề về bẩm sinh; hoặc biến chứng từ các bệnh lý mãn tính do không được điều trị triệt để gây ra.
Lời khuyên của bác sĩ nhi giúp mẹ bảo vệ bé tốt hơn
Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Có gần 40 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Nhi sơ sinh tại Bệnh viện E; hiện bác sĩ đang công tác tại Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết:
Việc chăm sóc trẻ bắt nguồn ngay từ lúc mẹ mang thai cho đến khi bé lớn và kể cả khi con đã trưởng thành. Tuy nhiên, trong độ tuổi sơ sinh và độ tuổi từ 1-5 tuổi (trẻ dưới 5 tuổi) nên được trú trọng hơn. Vì ở độ tuổi này sức đề kháng của bé còn khá non nớt, hệ miễn dịch chưa thật sự hoàn thiện và khỏe mạnh như những trẻ ở độ tuổi lớn hơn.
Những lưu ý cho các mẹ khi chăm bé
Do đó các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau khi chăm sóc trẻ nhỏ dưới 5 tuổi:
- Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Vệ sinh cơ quan hô hấp như mũi, miệng hàng ngày, đặc biệt là khi trẻ đi ra ngoài hay đi học về.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất bằng các loại thức ăn đảm bảo an toàn thực phẩm, có thể bổ sung bằng thuốc nhưng cần theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Cho trẻ bú đủ, uống đủ nước, tập luyện thể dục và thể thao thường xuyên.
- Vệ cơ thể và môi trường sống sạch sẽ.
- Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Nên cho con đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần. 2 lần/năm để xem bé có thiếu chất gì không, đồng thời phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn để có biện pháp điều trị tốt nhất cho con.
- Tuyệt đội KHÔNG tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh để cho con uống.
- Cho trẻ đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi khi bé có các biểu hiện bất thường, hoặc những biểu hiện khiến phụ huynh cảm thấy lo lắng.
Nếu bé gặp các vấn đề về sức khỏe, ba mẹ chỉ cần đưa con đến Chuyên khoa Nhi Thu Cúc sẽ được đội ngũ bác sĩ nhi giỏi, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn như Viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung Ương,… trực tiếp thăm khám và điều trị hiệu quả cho con.
Nguồn: benhvienthucuc.vn