Những nữ tướng chủ lực của công nghiệp ô tô thế giới

212
Những nữ tướng chủ lực của công nghiệp ô tô thế giới

Từ các chiếc xe đầu tiên chạy bằng hơi nước ở thế kỷ 18, đến nay làng ô tô thế giới đã cho ra đời những chiếc xe động cơ điện sang trọng, hiện đại. Cho đến bây giờ để nhận định chiếc xe hơi đầu tiên ra đời khi nào vẫn còn nhiều luống ý kiến khác nhau trên thế giới. Nguồn gốc của từ ô tô là automobile (tiếng Anh); có nghĩa là tự động (auto) chuyển động (mobile). Chính vì vậy nếu căn cứ theo định nghĩa, chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1770 do Nicolas Joseph Cugnot chế tạo chạy bằng động cơ hơi nước. Trong ngành công nghiệp ô tô thế giới, những nữ tướng cũng có tác động không nhỏ.

Những người phụ nữ với công việc khác nhau; tuy nhiên họ đều có chung niềm đam mê cống hiến cho ngành công nghiệp ô tô Thế giới. Thậm chí, những người phụ nữ dưới đây được coi như những “nữ tướng” của ngành công nghiệp này.

Hãy cũng diaocbienhoa tìm hiểu về những thông tin về những nữ tướng này nhé.

Bertha Benz

Bertha Benz đã góp phần quyết định vào thành công của chồng không chỉ bằng tinh thần mà còn bằng sự giúp đỡ tài chính khi nhiều lần cứu thoát doanh nghiệp của ông khỏi sụp đổ.Bertha Benz được xem là một trong những nhà tiên phong của ngành công nghiệp ô tô. Bà được biết đến với tư cách là vợ của Karl Benz – người phát minh ra chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới.

Những nữ tướng chủ lực của công nghiệp ô tô thế giới

Bà cũng là người phụ nữ dũng cảm thậm gia chuyến đi thử nghiệm trên chiếc xe đầu tiên do Carl Benz sáng tạo ra. Chuyến đi ô tô đường dài thành công đầu tiên này đã góp phần quan trọng vào việc đánh tan các nghi ngại và thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển khi chứng minh ô tô là một phương thức vận tải khả thi.

Không chỉ trở thành người lái ô tô đầu tiên trong lịch sử thế giới; Bertha Benz cũng là người phát minh ra lớp lót cho phanh ô tô.

Florence Lawrence

Trong lịch sử phát triển; trong một thời gian dài ô tô không có đèn phanh và xi nhan; điều này dẫn đến nhiều vụ tai nạn do không biết được xe phía trước đang giảm tốc độ hay hướng rẽ.Sinh năm 1886; Florence là một nữ diễn viên điện ảnh nhưng có niềm đam mê với mô tô. Bà được xem là người sáng tạo ra đèn phanh và xi nhan.

Giải pháp của Florence là phát triển các cánh tay báo hiệu tự động với lá cờ ở hai bên xe có thể được nâng lên từ xa chỉ bằng một nút bấm để thông báo bạn định rẽ theo hướng nào.

Để cảnh báo cho người lái xe biết những chiếc xe đang giảm tốc độ hoặc dừng lại; Florence đã phát triển một biển báo dừng được bật lên ở phía sau xe khi nhấn chân phanh. Đến ngày nay; đèn xi nhan và đèn phanh đã trở thành các tiêu chuẩn bắt buộc trên ô tô.

Hedy Lamar

Công nghệ mà nữ tướng Hedy Lamar đồng phát triển được xem là nguồn gốc của các kết nối Wi-Fi; GPS và Bluetooth ngày nay. Các công nghệ kết nối này đang được sử dụng nhiều và ngày càng trở nên quan trọng; nhất là khi ô tô tự lái đang phát triển.Hedy Lamar là một nữ diễn viên người Áo. Khi đến Mỹ để theo đuổi sự nghiệp diễn xuất; Hedy Lamar đã làm việc với George Antheil để phát triển hệ thống dẫn đường bằng sóng vô tuyến cho phép các tàu dẫn đường cho ngư lôi bằng một đài vô tuyến không bắt lửa trong suốt Thế chiến thứ 2.

Margaret a. Wilcox

Năm 1893, bà nhận được bằng sáng chế cho hệ thống sưởi bên trong ô tô khi chế tạo một hệ thống dẫn nhiệt từ động cơ vào trong cabin.Margaret a. Wilcox sinh năm 1839. Là một trong số ít những nữ kỹ sư thời đó; Margaret Wilcox chính là người đặt nền móng cho hệ thống sưởi ấm trên ô tô.

Phát minh của bà được ngành công nghiệp ô tô đón nhận nồng nhiệt; nhưng có một số người lo ngại về vấn đề an toàn vì nhiệt độ khó kiểm soát. Dù vậy; năm 1893; bà nhận được bằng sáng chế cho thiết bị sưởi ấm và đây chính là nền tảng của hệ thống sưởi trên xe hơi ngày nay.

Alice Ramsey

Nữ tướng Alice có niềm yêu thích ô tô và trở thành một tài xế lão luyện. Năm 1909; Maxwell; một công ty sản xuất ô tô đã đề nghị bà lái xe từ New York đến San Francisco khi mới 22 tuổi. Alice Ramsey trở thành người phụ nữ đầu tiên di chuyển trên quãng đường 3.800 dặm; từ New York đến San Francisco; trong đó chỉ có 152 dặm được rải nhựa.Alice Ramsey sinh năm 1886 tại New Jersey và tốt nghiệp trường Vassar ở thời điểm rất ít phụ nữ theo học đại học.

Những nữ tướng chủ lực của công nghiệp ô tô thế giới

Alice Ramsey thực hiện chuyến đi với ba người bạn gái của mình và những người này không biết lái xe. Trong suốt chặng đường dài 3.800 dặm; Ramsey đã phải thay 11 chiếc lốp xe; giữ sạch bugi; làm mát bộ tản nhiệt và họ phải thay một bàn đạp phanh bị hỏng. Ramsey cũng là người phụ nữ đầu tiên được giới thiệu vào Đại sảnh danh vọng ô tô vào năm 2000.

Mary Anderson

Ý tưởng của nữ tướng Anderson xuất phát trong một chuyến đi đến thành phố New York; khi người tài xế phải bước chân ra ngoài và tự tay lau mặt kính dính đầy tuyết rơi khỏi kính chắn gió.Người phụ nữ này là người tạo ra cần gạt nước đầu tiên trên thế giới; giúp mọi người lái xe an toàn trong điều kiện mưa và tuyết.

Bà đã thiết kế ra cần gạt nước thủ công đầu tiên có thể gạt nước trên mặt kính ô tô khi tài xế vẫn có thể ngồi trong xe. Thiết kế này gồm một cánh tay có lò xo và một lưỡi cao su có thể quét qua kính chắn gió được điều khiển từ bên trong xe. Đây chính là nguồn gốc của cần gạt nước trên các mẫu xe bây giờ.

Suzanne Vanderbilt

Làm việc ở GM trong 23 năm, nữ tướng Vanderbilt trở thành nhà thiết kế chính cho Chevrolet. Vanderbilt cũng được cấp 3 bằng sáng chế về ghế bơm hơi; công tắc an toàn cho bảng điều khiển ô tô và thiết kế mũ bảo hiểm xe máy.Suzanne Vanderbilt là 1 trong 6 nữ thiết kế nội thất xe hơi nổi tiếng nhất của GM. Bản thân Suzanne Vanderbilt cũng được ghi nhận với nhiều phát minh vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay như dây an toàn có thể thu vào và hộp đựng găng tay.

Helene Rother

Gắn bó với GM 4 năm, nữ tướng Rother đã mở xưởng thiết kế của riêng mình. Một năm sau; Rother sáp nhập công ty với Nash Automenses nhưng lại rời công ty sau đó để trở thành một nhà thiết kế độc lập.Sinh ra và lớn lên ở Đức trong Thế chiến thứ 2; bằng cách nào đó; Helene Rother đã đến được Mỹ và bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà thiết kế đồ trang sức và mũ. Sau đó; Helene Rother tự tìm đến GM và trở thành người phụ nữ đầu tiên làm việc trong nhóm thiết kế ô tô ở Detroit.

Katharine BlodgettNăm 1938; bà đã phát triển một loại chất lỏng mà khi trải lên trên kính sẽ cho phép 99% ánh sáng đi qua. Đây chính là nền tảng của kính phản quang sau này.Katharine Blodgett là một nhà khoa học; là người tạo ra kính chắn gió không phản chiếu và kính chống lóa.

Blodgett là người phụ nữ đầu tiên nhận bằng tiến sĩ vật lý tại Đại học Cambridge ở tuổi 21.

Nguồn: cafebiz.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *