Những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Hội An

260
Những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Hội An

Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn. Hạt nhân trung tâm khu đô thị Hội An này là các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô. Trong số đó có Khu phố cổ rộng chừng 5km2 đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999. Từ 400 năm trước, Hội An đã là một thương cảng đông đúc các thương nhân từ khắp thế giới kéo đến buôn bán. Tạo nên nét văn hóa phong phú đa dạng, giao hòa giữa Đông – Tây. Ngày nay, Hội An là một trong những đô thị cổ hiếm hoi nơi vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Hội An là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam, là điểm nổi bật trong cung đường du lịch miền trung.

Phố cổ Hội là sự kết hợp tinh hoa của các nước Việt, Nhật, Trung, châu Âu trong cả kiến trúc hay ẩm thực. Đến những truyền thống của người dân địa phương. Cùng với thiên nhiên hữu tình, vị trí thuận lợi, du lịch Hội An luôn được nhiều du khách du lịch trong và ngoài nước ghé ngang. Diaocbienhoa hôm nay sẽ gửi tới các bạn những địa điểm không thế bỏ lỡ khi du lịch nơi đây.

Khu vực trung tâm phố cổ Hội An

Chùa Cầu – viên ngọc giữa lòng Hội An

Những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Hội An

Là viên ngọc giữa lòng Hội An, cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu, họa tiết trang trí. Thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.

Chùa Cầu cổ kính trầm mặc, nằm yên bình giữa phồn hoa của phố Hội hiện đại. Nơi ấy biết bao lần đã chứng kiến sự đổi thay của lịch sử theo bao thăng trầm thời gian. và hơn hết cả là ghi dấu sự giao thoa của những nền văn hóa độc đáo. Tất cả đã khoác lên phố Hội nét đẹp hiếm có của ngày hôm nay

Vị trí: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồm giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.

Nhà Cổ Tấn Ký – ngôi nhà đẹp nhất Hội An

Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của nhà phố Hội An. Với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán. Mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa.

Nhà được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống và được tạo tác bởi những thợ mộc. Nề địa phương nên vừa mang dáng nét riêng, nhanh nhẹn, thanh thoát, ấm cúng. Vừa thể hiện sự giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia.

Hiện nay, nhà cổ Tấn Ký còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, có giá trị văn hóa khảo cổ cao. Trong đó, phải kể đến chén Khổng Tử. Chén Khổng Tử. Là một trong những vật gia bảo của nhà Tấn Ký và chỉ có một chiếc duy nhất ở Việt Nam. Trong chén có bức tượng Khổng Tử, dưới đáy có 1 cái lỗ. Khi đổ nước dưới 80% thể tích thì vẫn không chảy ra ngoài. Khi đổ quá, tất cả nước sẽ chảy hết. Muốn khuyên mình cái gì cũng phải có chừng mực.

Hội quán Phúc Kiến

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. (Bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến. Hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.

Vị trí: 46 đường Trần Phú

Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An

Những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Hội An

Xưởng quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và Quảng Nam. Như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng, du khách sẽ tìm thấy khung cảnh thanh bình êm ả của một hình ảnh làng quê Việt Nam.

Được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo và kỹ năng tuyệt vời của các nghệ nhân. Tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Du khách có thể tham gia một vài khâu trong quá trình sản xuất của các nghề và mua một vài sản phẩm về làm kỷ niệm.

Nhà thờ Tộc Trần – rộng khoảng 1500m2

Nhà thờ Tộc Trần do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An. Vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt.

Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục. Nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở… Nhà thờ cổ tộc Trần Hội An là nhà thờ cổ mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể kiến trúc cổ.

Hội quán Triều Châu – ra đời năm 1845

Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió. Giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trỗ tinh xảo. Cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Hội quán Quảng Đông – mang vẻ đẹp riêng

Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885. Thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Sự sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực. Chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có.

Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch). Tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.

Điểm du lịch ở xa trung tâm Hội An

Biển Cửa Đại – bãi tắm lãng mạn

Cửa Đại là một bãi tắm đẹp, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn.

Đảo Cù Lao Chàm –  khu đạ dạng sinh học

Gồm 7 hòn đảo nhỏ là Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Ông. Cù Lao Chàm. Nổi bật về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.

Thánh địa Mỹ Sơn

Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km. Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực.

Sông Thu Bồn

Bạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông có những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng, núi non đẹp như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn có thể khiến mọi du khách phải xao lòng. Trước khi đổ ra biển tại cửa Đại. Một phần nước của sông chảy vào sông Trường Giang để đổ ra vịnh An Hòa Tam Quang, huyện Núi Thành. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia, hợp lưu tại Đại Lộc tạo thành hệ thống sông lớn. Có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và tâm hồn người Quảng.

Làng Mộc Kim Bồng

Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ. Đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng. Và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm. Đến làng nghề này, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng các khâu chế tác ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ gỗ rất tinh xảo.

Biển An Bàng

Đến biển An Bàng, bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát. Đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển. Du khách sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp rất riêng biệt của bãi biển An Bàng. Bãi biển rộng với màu sắc xanh của nước biển, của bầu trời làm chủ đạo xen kẽ là màu trắng ngà của bờ cát bát ngát như một tấm lụa mỏng vắt ngang.

Nổi bật trên đó là hình ảnh những chiếc thuyền thúng đơn sơ, giản dị của những người dân chài. Không khí trong lành thoáng đãng, yên bình. Đến nơi đây, giang hai tay đón hít thở thật sâu. Để cảm nhận được không khí trong lành tươi mát, vị mặn mòi của hơi gió biển. Sẽ làm cho bạn cảm thấy thư thái dê chịu giống như đang lạc vào một thế giới thần tiên.

Làng Gốm Thanh Hà

Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt. Nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam.

Sản phẩm chủ yếu là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… Mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú. Và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.

Thời điểm du lịch phù hợp?

Thời tiết Hội An mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12. Và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm. Thỉnh thoảng tùy vào thời tiết từng năm có thể có những đợt rét nhưng không quá lạnh và kéo dài. Theo kinh nghiệm du lịch mà chúng tôi tổng hợp được. Thì các bạn nên đi Hội An vào những khoảng thời gian sau.

– Ngày 14 âm lịch hàng tháng :Vào ngày cận rằm này. Tất cả các gia đình ở phố cổ Hội An sẽ tắt hết đèn điện và thắp đèn lồng.

– Tháng 2 đến tháng 4: Vào khoảng thời gian này. Thời tiết ở Hội An đặc biệt mát mẻ và dễ chịu.

– Tháng 10 đến tháng 12: Đây là lúc bắt đầu mùa mưa ở Hội An và phố cổ ngập chìm trong nước. Do đó mà người dân phải đi lại bằng thuyền.

Ẩm thực tại Hội An?

Bên cạnh cảnh đẹp nơi phố cổ, Hội An còn thu hút du khách với những món ăn ngon mang hương vị độc đáo. Và đem lại nỗi nhớ da diết cho người trở về. Dưới đây là những món nổi tiếng Hội An, bạn đừng bỏ lỡ nếu có dịp đến đây.

Nơi ở Hội An?

Là thành phố du lịch nổi tiếng, đặc biệt thu hút du khách nước ngoài. Nên Hội An có rất nhiều khách sạn cao cấp, resort, nhà nghỉ và homestays. Hầu hết các cơ sở lưu trú tập trung ở khu vực trung tâm phố cổ và khu vực các bãi biển Cửa Đại.

Tùy thuộc vào nhu cầu lưu trú mà bạn nên chọn khách sạn cho thuận tiện. Nếu bạn thích yên tĩnh nên chọn những khách sạn, resort cao cấp ở khu vực bãi biển Cửa Đại. Nếu bạn muốn sầm uất và thuận tiện đi dạo phố cổ buổi tối thì ở khu vực trung tâm phố cổ Hội An.

Nguồn: dulich24.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *