Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân dẫn đến

335
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân dẫn đến

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh là tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ bị tấn công bởi các virus; vi khuẩn, khiến trẻ bị tiêu chảy, phân có nhầy, nôn mửa, sốt… Thời gian ủ bệnh có thể từ 2 đến 5 ngày. Ngoài nhiễm nhiễm khuẩn về đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường ruột cũng gây nên tỷ lệ tử vong cao ở trẻ. Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp; do vi khuẩn có hại tấn công cơ quan tiêu hóa của bé. Vậy mẹ có biết nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột? và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột là gì? Để hiểu hơn, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. DiaOcBienHoa rất vui khi đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích này.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Vi khuẩn dạng Campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli); là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa; nhiễm trùng đường ruột. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ và gây bệnh. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa là vi khuẩn dạng Campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli).

Sau đây là các yếu tố khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ quan tiêu hóa của trẻ như:

Trẻ bị nhiễm khuẩn trong quá trình sinh

Trong quá trình sinh nở nếu việc đảm bảo vệ sinh, khử trùng không tốt; mẹ bị nhiễm vi khuẩn dạng Campylobacter hoặc vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli); có thể truyền cho bé thông qua các cơ quan hô hấp như mũi, miệng,… của trẻ.

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân dẫn đến

Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh

Môi trường sống của trẻ không đảm bảo vệ sinh vi khuẩn có thể lây nhiễm từ gối, chăn, màn, nguồn nước,…; hay mẹ vệ sinh cá nhân không tốt trong quá trình chăm sóc và tiếp xúc với bé; cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn sang cho bé.

Lây nhiễm từ thức ăn

Một số trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột trong quá trình ăn dặm. Thông thường khi trẻ được 6 tháng tuổi mẹ sẽ cho bé ăn dặm; vi khuẩn có thể tấn công từ các loại thực phẩm không an toàn này và gây rối loạn đường tiêu hóa cũng như có thể gây nhiễm trùng đường ruột cho trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân dẫn đến

Các triệu chứng trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột mẹ cần chú ý là:

  • Trẻ có thể ho, sổ mũi khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra
  • Bé bú kém, chán ăn
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

Tùy theo thể trạng từng bé mà thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 2 – 5 ngày hoặc cũng có thể từ 1 – 10 ngày. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý cũng như theo dõi những dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột; để có thể kịp thời đưa trẻ đi điều trị.

Hướng dẫn cách xử khi trẻ bị nhiễm trùng ruột

Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột thường bị tiêu chảy, biếng ăn, sút cân; ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất. Do vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc; điều trị đúng và kịp thời để nhanh chóng cải thiện thể thất và phục hồi sức khỏe cho trẻ.

Đối với trường hợp bị nhiễm khuẩn đường ruột mức độ nhẹ

Khi bị nhiễm trùng đường ruột ở mức độ nhẹ; cha mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị cho trẻ tại nhà. Thông thường, chỉ sau 1-2 ngày là các triệu chứng thuyên giảm. Cách chăm sóc như sau:

  • Tích cực bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên tăng số cữ bú để bù lại lượng nước đã mất khi bé bị tiêu chảy. Đồng thời, trong sữa mẹ cũng có lượng kháng thể lớn; có thể giúp chống lại chất độc từ hại khuẩn. Với các trẻ trên 6 tháng, mẹ có thể cho bé ăn hoặc uống nhiều nước trái cây giàu kali như: chuối, cam, nước dừa tươi…
  • Cung cấp đủ dưỡng chất trong 1 ngày cho bé
  • Không nên cho trẻ ăn quá no trong 1 bữa hoặc cữ bú.
  • Đối với trẻ trên 6 tháng, mẹ nên cho bé ăn các món mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp…

Đối với trường hợp bị nhiễm khuẩn đường ruột mức độ nặng

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, phân lẫn nhầy hoặc máu; tiêu chảy liên tục 5 – 6 lần/ngày cần nhanh chóng đưa đến bác sĩ; để được thăm khám và xử lý kịp thời. Tuyệt đối, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sơ sinh uống thuốc đau bụng, kháng sinh. Bởi đa số các loại thuốc này chống chỉ định cho trẻ nhỏ; có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột cha mẹ cần quan sát con; nếu bé sốt nhẹ và có xuất hiện những triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột nêu trên; ba mẹ không nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh, chăm sóc bé cẩn thận, cho con bú đầy đủ và cho bé đi thăm khám sớm với bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ sốt cao, nôn nhiều, đi phân lỏng có chất nhầy, .. ; ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời. Tuyệt đối ba mẹ không nên cho trẻ uống thuốc đau bụng hay thuốc kháng sinh; vì điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Các biện pháp phòng tránh

Một số biện pháp giúp phòng tránh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh gồm:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống cho trẻ sạch sẽ.
  • Người chăm sóc trẻ phải vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ.
  • Nếu bé ăn dặm thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên kéo dài đến khi bé được 2 tuổi.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang gặp các vấn đề về đường hô hấp, bệnh tiêu hóa.
  • Cần trang bị cẩn thận khi cho bé ra ngoài và vệ sinh sạch sẽ sau khi con đi chơi về.

Nguồn: benhvienthucuc.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *