Đất nông nghiệp ở đồng nai được phát triển và mở rộng
Hiện nay, thị trường bất động sản tại các tỉnh, thành phía Nam khá trầm lắng. Đất nông nghiệp, đất nền dự án, căn hộ chung cư và các loại đất khác có lượng giao dịch giảm, giá cũng giảm nhẹ so với trước. Tuy nhiên, tại Đồng Nai giá đất nông nghiệp ở hầu hết các địa phương vẫn “nóng”.
Trong 3-4 năm qua, Đồng Nai có nhiều đầu tư mở rộng, xây mới nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh. Tại khu vực nông thôn, để hoàn thành chương trình nông thôn mới. Nông thôn mới nâng cao, tỉnh, địa phương đã ưu tiên nguồn vốn thực hiện các công trình hạ tầng giao thông. Đây là một trong những giải pháp tạo đột phá trong phát triển kinh tế cho người dân nông thôn.
Đường nhựa, bê tông đến tận nhà, vườn, cánh đồng. Giúp nông dân vận chuyển nông sản thuận lợi, giá bán cao. Khi những tuyến đường liên huyện, xã, ấp được mở ra, giá đất nông nghiệp cũng theo đó tăng cao. Giao thông tại Đồng Nai phát triển các cơ sở hạ tầng hay đường các phân khu được cải thiện rõ rệt
Đất nông nghiệp KCN Đồng Nai
Hiện nay, quỹ đất dành cho công nghiệp của Đồng Nai còn rất ít. Không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Do đó, tỉnh đang nhanh chóng cho triển khai các khu công nghiệp (KCN) mới được Chính phủ phê duyệt. Các KCN trên khi hoàn thành hạ tầng thì dự kiến sẽ có thêm gần 7,1 ngàn ha đất công nghiệp để cho thuê.
Trong hơn 1 tháng, Đồng Nai đã được Chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch các KCN Việt Nam thêm 5 KCN. Trong đó, riêng H.Long Thành có 3 KCN là Bàu Cạn – Tân Hiệp, Long Đức 3. Phước Bình 2. H.Cẩm Mỹ thêm 1 KCN là Xuân Quế – Sông Nhạn. H.Nhơn Trạch có thêm KCN Phước An.
Cần thêm nhiều đất nông nghiệp cho thuê
Tỷ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn tỉnh hiện đạt mức bình quân hơn 82%. Cao hơn bình quân cả nước khoảng 10%. Theo quy định của Chính phủ, khi tỷ lệ lấp đầy của các KCN đạt từ hơn 60% trở lên thì các tỉnh. Thành có thể đề xuất thành lập thêm các KCN mới. Sau khi rà soát lại đất đai tại các huyện, thành phố và nhu cầu phát triển công nghiệp trong những năm tới.
Đồng Nai đã đề xuất Chính phủ đưa vào Quy hoạch KCN Việt Nam thêm 5 KCN. Để triển khai xây dựng hạ tầng. Đón sóng đầu tư trong nước, nước ngoài (FDI).
Khoảng 2 năm nay, nhiều tập đoàn FDI đến tỉnh tìm hiểu chính sách. Đất đai với dự tính sẽ đầu tư. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp (DN) đề xuất sẽ thuê diện tích đất lớn từ 10-50ha để xây dựng nhà xưởng sản xuất. Thì các KCN hầu như không đáp ứng được, vì quỹ đất còn lại rất ít.
Hạ tầng KCN được gia tăng
Ông Nguyễn Trí Phương, Phó giám đốc Sở Công thương cho biết: “Tỉnh muốn ngành Công nghiệp đạt giá trị tăng trưởng cao trong giai đoạn tới thì phải làm nhanh hạ tầng các KCN đã được Chính phủ chấp thuận. Để thu hút các dự án lớn của DN trong nước và DN FDI. Thời gian qua, Đồng Nai đã bỏ lỡ nhiều nhà đầu tư FDI lớn cũng là vì thiếu diện tích đất công nghiệp”.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong 5 năm tới. Đồng Nai có rất nhiều ưu thế để phát triển công nghiệp. Khi các dự án hạ tầng giao thông lớn được khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào khai thác như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành; các đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Phan Thiết, Biên Hòa – Vũng Tàu; cầu Cát Lái…
Giám đốc Sở KH-ĐT Hồ Văn Hà chia sẻ: “Tới đây, UBND tỉnh sẽ xin chủ trương từ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Để triển khai nhanh các KCN vừa được Chính phủ phê duyệt. Sau đó, tỉnh sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đưa vào quy hoạch. Sử dụng đất và hoàn tất các thủ tục liên quan để thực hiện các KCN”.
Sẽ có những KCN diện tích “khủng”
Cả 5 KCN mới được Chính phủ phê duyệt đều có thuận lợi là hiện trạng đất chủ yếu trồng cao su. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thu hồi đất sẽ nhanh hơn so với thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân. Trong đó, KCN Sông Nhạn – Xuân Quế khoảng 3.595ha. Đây sẽ là KCN có diện tích lớn nhất của Đồng Nai. Tiếp đến là KCN Bàu Cạn – Tân Hiệp 2.627ha, còn lại 3 KCN khác diện tích 253-330ha.
Có nhiều DN đã đề xuất được đầu tư hạ tầng kỹ thuật của các KCN. Nhưng tỉnh và các bộ. Ngành chưa có thống nhất sẽ giao cho DN hay tiến hành đấu thầu chọn nhà đầu tư. Đồng thời, những diện tích đất trong các KCN trên sẽ giao trực tiếp hay đấu giá cũng chưa được quyết định…
Theo lãnh đạo của 3 huyện Long Thành, Cẩm Mỹ và Nhơn Trạch. Các KCN đã được đưa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030. Phía các huyện mong tỉnh. Chính phủ sẽ chọn những nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm để làm nhanh hạ tầng kỹ thuật. Sớm có đất cho các DN thứ cấp thuê làm nhà xưởng phát triển công nghiệp. Như vậy sẽ góp phần rất lớn cho phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân địa phương.
KCN Đồng Nai
Ông Lê Văn Danh, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho hay: “Ban sẽ tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia, sở, ngành. Hiệp hội DN để xác định hướng thu hút đầu tư của các KCN mới. Mục đích là để lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp. Đúng yêu cầu của tỉnh về lĩnh vực, ngành nghề. Công nghệ, đồng thời đem lại giá trị gia tăng cao, góp phần cho phát triển kinh tế của tỉnh”.
Tại cuộc họp vào ngày 28-1-2021, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương thống nhất 5 KCN vừa được. Chính phủ phê duyệt sẽ chỉ phát triển công nghiệp, không phát triển theo hình thức KCN – đô thị – dịch vụ.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đánh giá, công nghiệp đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hiện nay, các DN trong nước, FDI có nhu cầu đầu tư vào tỉnh rất lớn nên tỉnh sẽ hoàn tất các thủ tục hồ sơ nhanh. Để tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, có đất công nghiệp cho thuê. Những diện tích đất cần thu hồi để làm các KCN hầu hết thuộc.
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và phía tập đoàn cũng đã đồng ý sẽ giao đất để thực hiện dự án. “UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương quy hoạch phát triển dịch vụ phục vụ cho KCN. Ở khu vực xung quanh KCN cho phù hợp. Để khi KCN đi vào hoạt động sẽ kết nối và khai thác được các lợi thế để phát triển” – Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức nói.
Nguồn: cafeland.vn