Các yếu tố ảnh hưởng đến esport tại Việt Nam
Esports tại Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong những năm trở lại đây. Trước đó năm 2018, Việt Nam có 15 triệu người chơi thể thao điện tử; và đến 2019 là khoảng 26 triệu người theo số liệu thống kê của Appota Esports. Khán giả của Esports đa phần là nam giới với tỉ lệ 94%; đồng thời là những người trẻ thế hệ Z (sinh ra trong thời gian từ 1996 – 2005), chiếm 85%. Đây là thế hệ vốn sớm được làm quen với game; tạo ra các cộng đồng game thủ trong trường học, quán net địa phương.
Luận về đam mê và kỹ năng chiến Esport, nhiều tuyển thủ Việt không thua kém gì so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, khi bước ra đấu trường thế giới; chúng ta vẫn còn thua họ rất nhiều về kinh nghiệm. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân sau; Esport Việt thiếu đi nguồn tài trợ dẫn tới không ít game thủ chán nản; không chơi hết mình.
Từ năm 2010, với sự mở rộng của các mạng xã hội như Facebook, YouTube đã giúp cộng đồng game phát triển nhanh hơn, kết nối chặt chẽ hơn. Đó cũng là yếu tố tất yếu cho sự phát triển vượt bậc của hệ sinh thái Esports tại Việt Nam. Thể thao điện tử – Esport tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển và được đón nhận. Mời bạn cùng DiaocBienHoa tìm hiểu một số nguyên nhân dưới dây:
Định kiến xã hội về esport tại Việt Nam
Nghe đến Esport, rất nhiều người vẫn đồng nhất nó với những trò game online thông thường. Và họ cho rằng chúng đều vô bổ như nhau. Nhất là với những bậc phụ huynh có con vì mê game mà quên ăn, quên học… Esport được đưa vào thi đấu tại các giải quốc tế nhưng ở Việt Nam vẫn chưa được đón nhận.
Cũng chính từ định kiến đó, nghề game không được xem là công việc chính thống. Cuộc sống của nhiều game thủ cũng nhưng những tuyển thủ Esport gặp nhiều bấp bênh. Hay nói cách khác, từ những định kiến xưa cũ ấy; sự phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam bị hạn chế rất nhiều.
Những năm gần đây, Esport dần trở nên quen thuộc với cộng đồng game Việt qua nhiều giải lớn – nhỏ cùng những màn tranh đấu đầy kịch tính. Thế nhưng để thực sự phát triển và được đón nhận, Esport Việt Nam còn phải đối diện với nhiều “rào cản”. Đó cũng chính là những nguyên nhân chính khiến bộ môn này đối với đại bộ phận người Việt vẫn còn khá xa lạ…
Esport tại Việt Nam thiếu nguồn tại trợ
Nhiều nhãn hàng có uy tín trên thị trường Việt đã bắt đầu quan tâm tới các đội tuyển Esport Việt Nam. Đây là tín hiệu đáng mừng để các tuyển thủ có thêm nguồn kinh phí; cũng như cơ hội “cháy” với đam mê.
Thế nhưng… trước khi bỏ tiền ra tài trợ cho bộ môn này, giống như các chủ đầu tư trong kinh doanh; nhà tài trợ cũng phải chắc chắn được rằng mình sẽ thu về được danh tiếng hay lợi nhuận. Trong khi trên thực tế, Esport Việt Nam chỉ có vài “điểm sáng” hiếm hoi có thể mang tới cho họ sự tin tưởng và kỳ vọng.
Chính từ nguyên nhân này, nhiều tuyển thủ Esport vì không được trả lương xứng đáng; hay đội tuyển của họ thiếu đi kinh phí duy trì mà tan rã, bỏ nghề. Đây cũng được xem là một trong những vấn đề đáng quan tâm; và hiện chưa tìm ra được hướng giải quyết.
Chưa nhiều giải đấu esport quy mô lớn tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại thì chỉ có ít tựa game Esport đạt được nhiều người biết đến. Như là Liên Minh Huyền Thoại, Liên quân Môbile và FIFA Online của nhà phát hành Vietnam Esport. Song song đó là PUBG với nhiều giải đấu quy mô thu hút lượt người tham gia; và người xem livestream game cao. Thế nhưng tất cả vẫn chẳng là gì so với quy mô và sự phát triển của thể thao điện tử trên thế giới.
Không nhiều giải đấu lớn để tuyển thủ có cơ hội được cọ xát, trải nghiệm. Sự thiếu đoàn kết trong cộng đồng game thủ Esport. Tiêu biểu có thể kể tới cuộc chiến giữa Dota 2 và Liên Minh Huyền Thoại. Thay vì dung hòa để cùng phát triển, họ không ngừng bài xích nhau để bảo vệ tựa game của mình.
Còn nhiều quan niệm tiêu cực về esport
Luận về đam mê và kỹ năng chiến Esport, nhiều tuyển thủ Việt không thua kém gì so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, khi bước ra đấu trường thế giới; chúng ta vẫn còn thua họ rất nhiều về kinh nghiệm. Điều này xuất phát từ các nguyên do: Esport Việt thiếu đi nguồn tài trợ dẫn tới không ít game thủ chán nản; không chơi hết mình.
Ta cần nhìn nhận rằng Esport tại Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng lớn mạnh và phát triển. Nghề game thủ chuyên nghiệp sẽ sớm được công nhận. Tuyển thủ Esport sẽ có cơ hội “hái ra tiền” nếu thật sự đam mê và gắn bó. Bằng chứng là việc rất nhiều tên tuổi nổi tiếng của chúng ta có thu nhập “khủng”; họ đã và đang rất được ái mộ.
Game thủ thiếu không gian để tập luyện
Tìm hiểu về thể thao điện tử Esport, nhiều bạn trẻ rất muốn thử sức và tập luyện mỗi ngày để nâng cao trình độ; để tìm cơ hội “lấn sân” vào lĩnh vực này. Thế nhưng tỷ lệ những sân chơi thực sự chất lượng phục vụ nhu cầu trải nghiệm của họ lại chưa nhiều. Đây cũng là một trong những hạn chế rất đáng lưu tâm.
Chúng tôi hi vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về Esport tại Việt Nam – những thực trạng cần xem xét. Bên cạnh đó, cần có cái nhìn tích cực hơn về bộ môn này. Tin rằng trong tương lai không xa, các tuyển thủ Esport của chúng ta sẽ có thể nhiều cơ hội, điều kiện để đưa thể thao điện tử Việt Nam khẳng định tên tuổi trên trường quốc tế.
Từ những chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về Esport Việt Nam – những thực trạng cần xem xét. Bên cạnh đó, cần có cái nhìn tích cực hơn về bộ môn này. Tin rằng trong tương lai không xa, các tuyển thủ Esport của chúng ta sẽ có thể nhiều cơ hội, điều kiện để đưa thể thao điện tử Việt Nam khẳng định tên tuổi trên trường quốc tế. Hãy cùng nhau chia sẻ những thông tin tích cực nhé!
Nguồn: Thicong.kingdomstore.vn