Giới thiệu địa điểm, đặc sản và những lưu ý khi du lịch tại Hà Giang

256
Giới thiệu địa điểm, đặc sản và những lưu ý khi du lịch tại Hà Giang

Hà Giang là tỉnh nằm ở cực Bắc Việt Nam. Khoảng cách từ Hà Nội lên thành phố Hà Giang là khoảng 280km. Nếu đi bằng ô tô qua các cung đường cao tốc, quốc lộ chỉ mất khoảng 5 tiếng. Bạn có thể tự lái ô tô, có thể đi xe khách đường dài, xe tour du lịch Hà Giang hoặc ‘phượt’ bằng xe máy tới đây.

Một điều chú ý thêm, nhiều người thường nghĩ cứ có núi đồi. Có ruộng bậc thang thì là gọi là vùng Tây Bắc nhưng không phải đâu nhé! Hà Giang nằm ở phía Đông Bắc, cùng với Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn và Bắc Giang. Hành trình Du lịch Hà Giang không chỉ trải nghiệm một vùng đất của văn hóa các dân tộc cũng như lịch sử cách mạng hào hùng của đất nước mà còn là đến nơi thiên nhiên hùng vỹ. Vậy nơi đây có những điểm đến nào nổi tiếng nhất mà khiến khách Tour Hà Giang thường ghé tới? Nên nghỉ ở đâu? Đi lại như nào? Đặc sản Hà Giang có gì ngon? Cùng diaocbienhoa tìm hiểu ngay nhé!

Giới thiệu chung về khu du lịch Hà Giang

Giới thiệu chung về khu du lịch Hà Giang

Khung cảnh hùng vĩ của mảnh đất cực Bắc Tổ quốc mùa nào cũng đáng đi. Đáng chiêm ngưỡng, trên đường đi bạn sẽ bắt gặp những nơi có nhưng con đường chạy ngút lên trời xanh. Những nơi hình hài đất nước nổi lên như bản đồ, hoặc những nơi có ruộng bậc thang rộng lớn.

Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, nơi đây còn nổi tiếng với muôn loài hoa. Ở nơi đây hoa nở quanh năm với các mầu sắc diệu kỳ như: màu vàng của Hoa Cải. Màu tím của hoa Tam Giác Mạch, màu trắng tinh khổi của Hoa Mận.

Tất cả tạo nên một Hà Giang là một điểm du lịch đầy hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua.

Du lịch mùa nào thì phù hợp nhất?

Giới thiệu địa điểm, đặc sản và những lưu ý khi du lịch tại Hà Giang

Hà giang đẹp quanh năm, bạn có thể du lịch hà giang hoặc phượt Hà Giang vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên để khám phá hết vẻ đẹp của vùng cao nguyên đá này thì bạn nên đến Hà Giang vào những thời điểm sau.

Tháng 1

Mùa xuân đến, khắp nơi từ Quản Bạ (Quyết Tiến, Minh Tân), Yên Minh (Lao Và Chải, Na Khê, Bạch Đích), Đồng Văn (Phó Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, Sà Phìn, Thài Phìn Tủng), Mèo Vạc (Sủng Trà, Sủng Trái, Lũng Phìn), nơi nơi là đào, mận, cải khoe sắc cùng với nền đá đen của cao nguyên đá, với những nếp nhà trình tường.

Tháng 4, 5

Mùa nước đổ thì đa phần ruộng Tây Bắc nước ta đổ ải vào tầm tháng 5 – 6, ít nơi tháng 7, một vài thửa có thể tích nước từ tháng 4; nhưng đẹp nhất vẫn là lúc đang cấy dở, tầm tháng 5 – 6.

Tới Hà Giang, du khách có thể ngắm nhìn những ruộng lúa đẹp như tranh vào mùa nước đổ ở: Hoàng Su Phì, núi đôi Quản Bạ, hay những ruộng nhỏ điểm xuyết bên con đường hạnh phúc mã Pí Lèng…

Tháng 9, tháng 10

Tháng 9, tháng 10 là thời điểm tiết trời đã vào thu, hình ảnh những thửa ruộng bậc thang, thung lũng dưới chân đèo được phủ lên một tấm áo choàng óng ả màu vàng đẹp như tranh ở vùng đất địa đầu tổ quốc này khiến không ít người cảm thấy nao lòng.

Tháng 10 đến tháng 12

Cứ vào khoảng cuối tháng 10, cho đến tháng 12 dân phượt không ai bảo ai, cứ thế kéo nhau lên Hà Giang để ngắm hoa tam giác mạch. Những bông hoa tam giác mạch tim tím trải khắp những sườn đồi. Gần đây vào mùa hoa tam giác mạch nở rộ đã có lễ Hội Hoa Tam Giác Mạch dự kiến năm nay tổ chức vào giữa trung tuần tháng 10.

Phương tiện di chuyển tại đây

Đi đến Hà Giang từ Hà Nội có rất nhièu cách, bạn có thể đi xe khách sau đó lên đên Hà Giang thuê xe máy hoặc ô tô riêng. Nếu muốn chủ động thời gian và cung đường đi ngay từ hà Nội thì có thể dùng ô tô riêng hoặc xe máy riêng đi đến Hà Giang.

Xe máy

Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang, xe sẽ di chuyển trực tiếp từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang.

Lưu ý: bạn nên đi xe khách vào chuyến đêm khoảng 21h đêm hôm trước (thường là đêm Thứ 5 hoặc Thứ 6) để ngủ một đêm trên xe, và về vào đêm Chủ Nhật, như thế sẽ tiết kiệm được 1 đêm ở trên xe khách.

Đi phượt

Có thể chọn 1 trong 2 tuyến đường sau:

– Tuyến 1: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang. Tuyến đường này được nhiều người biết đến và cũng có khá nhiều xe qua lại.

– Tuyến 2: Hà Nội – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cổ Tiết – Cầu Phong Châu – Phú Thọ – Đoan Hùng – Tuyên Quang, sau đó từ Tp Tuyên Quang đi tiếp đến Hàm Yên – Bắc Quang – Vị Xuyên – Tp Hà Giang.

Đi bộ

Sau khi bạn lên tới Tp Hà Giang, bạn nên thuê xe máy để đi khám phá hết các điểm du lịch của Hà Giang. Thông thường du khách đi du lịch Hà Giang thường lựa chọn đi xe khách lên Hà Giang từ đêm hôm trước, nghủ đêm trên xe, đến khoảng 5h sáng hôm sau thì lên tới Tp Hà Giang.

Khi đến Tp Hà Giang các bạn ăn sáng, rồi thuê xe máy đi từ Tp Hà Giang lên Đồng Văn, Mèo Vạc, Cột cờ Lũng Cú, quay về Yên Minh rồi quay trở lại tp Hà Giang, trên quãng đường từ Hà Giang lên Đồng Văn bạn sẽ đi qua hầu hết các điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Giang.

Những điểm đẹp đáng để khám phá tại Hà Giang

Đến Hà Giang bạn sẽ được ngắm nhìn đệ nhất hùng quan ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa lúa chín, thung lũng hoa tam giác mạch, đi qua những cung đường tuy hiểm trở nhưng cũng rất đỗi nên thơ của 1 trong tứ đại đỉnh đèo Mã Pí Lèng, hay cảm nhận cuộc sống yên bình, cổ kính tại phố cổ Đồng Văn…

Các điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Giang nằm dải rác dọc tuyến đường từ Tp Hà Giang đi lên Đồng Văn, dưới đây là những điểm du lịch đẹp nhất bạn không nên bỏ lỡ trên hành trình khám phá Hà Giang.

Cột cờ Lũng Cú

Được biết đến là địa đầu Tổ quốc, đây là điểm đến nổi tiếng nhất của Hà Giang. Cột cờ nằm trên đỉnh Lũng Cú, lá cờ rộng 54m tượng trưng cho 54 dân tộc anh em của Việt nam, được đứng dưới chân cột và ngắm nhìn lá cờ là điều vô cùng tự hào đối với mỗi người khi đến đây.

Dốc Bắc Sum

Điểm du lịch hấp dẫn tiếp theo trên cung đường khám phá Hà Giang là Dốc Bắc Sum, đây là con dốc cheo leo hiểm trở bậc nhất ở Hà Giang nối liền giữa xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên với xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ.

Nhìn từ xa dốc Bắc Sum như dải lụa mềm mại vắt ngang đỉnh núi. Giữa những ngọn núi đá tai mèo cheo leo, dốc Bắc Sum ẩn hiện giữa làn sương mờ ảo. Vượt qua con dốc Bắc Sum ngắm tòan cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc

Cột mốc số Km 0

Đây là điểm check-in thú vị đầu tiên trên hành trình khám phá Hà Giang, nằm ngay trong thành phố Hà Giang, từ Hà Nội đi lên bạn đừng quên chụp vài kiểu ảnh kỷ niệm tại cột mốc này.

Rừng Thông Yên Minh

Rời cổng trời Quản Bạ, bạn di chuyển theo hướng thị trấn Yên Minh sẽ đi qua rừng thông Yên Minh. Cung đường Yên Minh kéo dài khoảng 50 cây từ Quản Bạ, bao quanh là rừng thông xanh bạt ngàn, mọc thẳng tắp hai bên đường

Núi đôi Quản Bạ

Hình ảnh núi đôi xanh mượt tại điểm du lịch Hà Giang chắc hẳn không còn xa lạ gì với du khách, nằm ở phía tây nam của công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.

Dưới chân núi đôi là cánh đồng lúa Quản Bạ, nốn mùa bốn sắc không thể hào lẫn. Không chỉ có vậy, bao phủ lên không gian nơi đây là sắc màu của ảo ảnh, huyền thoại.

Hoàng Su Phì – Di sản quốc gia

Hoàng Su Phì là 1 huyện của Hà Giang. Không nằm trên cung đường từ Hà Giang lên Đồng Văn, và khá xa từ Hà Giang. Hoàng Su Phì gồm 6 xã là Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Tý và Thông Nguyên.

Nơi đây được biết đến như một địa điểm ngắm lúa chín nổi bật ở Hà Giang. Cả một thảm lúa chín vàng quyến rũ mở ra trước mắt du khách.

Đến địa điểm du lịch này, du khách sẽ được chụp ảnh thoả thích giữa những thửa ruộng bậc thang. Bạn còn được đi chợ vùng cao, thưởng thức rượu cần hấp dẫn.

Dinh Thự Vua Mèo

Còn có tên gọi khác là Dinh thự họ Vương, toạ lạc tại xã Xà Phín, huyện Đồng Văn, nơi đây được xếp hạng di tích quốc gia. Dinh thự vua Mèo không chỉ ẩn chứa những câu chuyện lịch sử mà còn là lớp kiến trúc dày đặc, cuốn hút.

Phố cổ Đồng Văn

Nằm ở thị trấn Đồng Văn, giữa bốn bề rừng núi bao bọc, 40 nóc nhà cổ xếp xen kẽ nhau, tạo nên một bức tranh hoang hoải mà cổ kính ẩn hiện sau lớp sương mù dày đặc của núi rừng.

Được hình thành và đầu thế kỉ 20, lúc đầu, phố cổ Đồng Văn là nơi sinh sống của các gia đình người Mông, Tày và Hoa, sau đó, cư dân của địa phương khác đã tìm đến, hình thành nên một cụm dân cư đông đúc.

Điểm du lịch này không chỉ đẹp bởi dấu ấn thời gian mà còn mang đậm kiến trúc của người Hoa, trong không gian đậm chất mơ màng của tiếng khèn chàng trai Mông hay điệu múa xoè của cô gái bản.

Thung lũng Sủng Là

Tại thị trấn Đồng Văn, trên quốc lộ 4C, được biết đến như một thiên đường của hoa cỏ vùng cao, người ta gọi Thung Lũng Sủng Là là nơi đá nở Hoa, trước đây thung lũng chủ yếu trồng hoa anh túc, giờ đây thung lũng Sủng Là nổi tiếng rất nhiều loài hoa đẹp.

Những cánh đồng và sườn núi, sườn đồi ở nơi đây trông rất nhiều hoa như Tam Giác Mạch, Cải Vàng, Hoa Hồng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là hoa Tam Giác Mạch. Đến đây bạn bắt gặp những cánh đồng hoa tam giác mạch đẹp nhất nhì Hà Giang.

Ngoài ra đến với Sủng Là bạn đừng quên ghé thăm “ngôi nhà của Pao” một địa điểm rất nổi tiếng được chọn làm bối cảnh trong phim nhà của Pao. Ngôi nhà rất độc đáo, mang nét đặc trưng của những ngôi nhà Đồng Văn, ngôi nhà có tường bao bằng đá, kiến trúc cổ kính, xung quanh nhà là rất nhiều hoa đào, hoa tam giác mạch…

Dốc Thẩm Mã

Đây là một trong những điểm check-in yêu thích nhất ở Hà Giang. Dốc Thẩm Mã là đoạn đường dốc với nhiều khúc cua tay áo liên tiếp trước khi nối từ thị trấn Yên Minh đến Phố Cáo.

Con dốc khá hiểm trở bởi những khúc cua tay áo có độ khó cao, khi đã chinh phục được, đứng từ trên đỉnh dốc nhìn xuống sẽ rất đẹp và cuốn hút.

Đèo Mã Pí Lèng

Là một trong trong tứ đại đỉnh đèo của Miền Bắc, đây là cung đèo nguy hiểm bậc nhất ở Hà Giang, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối thị trấn Đồng Văn với Mèo Vạc.

Đèo Mã Pí Lèng sở hữu những dãy núi đá cao vút và hiểm trở, mây mù quấn quýt, tạo nên một cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ. Đường đèo có nhiều đoạn gấp khúc, phía dưới vực sâu thẳm, thực sự là sung đường thử thách phượt thủ.

Khám phá đặc sản ẩm thực ở Hà Giang

Cao nguyên núi đá Hà Giang không chỉ có cảnh vật hùng vĩ mê hoặc lòng người. Mà còn là thiên đường ẩm thực với những món ngon lạ và độc đáo, dưới đây là những món ngon nổi bật ở Hà Giang bạn nên thử.

Lạp xưởng gác bếp

Lạp xưởng ở Hà Giang có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp. Thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.

Món thắng Cố

Món ăn này rất phổ biến ở các tỉnh vùng cao, nhưng mỗi nơi lại có một hương vị đặc trưng riêng, thắng cố ở Hà Giang có mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh.

Thắng cố được chế biến rất đơn giản nhưng để nấu ngon miệng thì vẫn cần bí quyết riêng cũng như kinh nghiệm. Người ta mổ ngựa (hoặc bò, dê, heo), làm thịt sạch sẽ,lấy tất cả nội tạng ăn được của con vật chặt ra từng miếng.

Sử dụng bếp lửa than, than phải “rực hồng”, dùng một cái chảo lớn (chảo phải cũ không được dùng chảo mới). Cho tất cả các thứ như thịt thủ, thịt mông, tim, gan, lòng… Vào chảo cùng lúc, xào lăn theo kiểu “mỡ ngựa rán ngựa” (dùng chính mỡ có trong thịt để xào. Không thêm mỡ ở ngoài). Khi miếng thịt se se cạnh. Người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.

Thịt trâu gác bếp

Là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông. Trên các vùng núi đồi Tây Bắc.

Thịt trâu gác bếp được làm hoàn toàn bằng thủ công, miếng thịt trâu được tẩm ướp kỹ càng. Sau đó treo lên trên giàn bếp để hong khô dần trong thời gian rất lâu. Đến khi miếng thịt se lại và chín, có thể ăn được luôn.

Thịt trâu gác bếp là đặc sản nổi tiếng của Tây Bắc, có giá bán khá đắt và đặc biệt thịt trâu gác bếp. Là món ăn ngon được ưa chuộng vào ngày Tết, thích hợp để làm quà, mang đi du lịch cùng người thân bạn bè. Hay làm món nhậu trong các buổi liên hoan, cánh mày râu tụ tập xem bóng đá…

Cháo Ấu tẩu

Đêm mùa đông lạnh lạnh, lang thang ở thị xã Hà Giang, kiếm một góc quán và gọi món cháo ấu tẩu. Đủ các cung bậc mùi vị trong một bát cháo nhỏ. Thơm lôi cuốn của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm được trồng trên nương nấu nhuyễn. Vị bùi của củ ấu được ninh kỹ và nước hầm chân giò béo ngậy, mùi lá thơm, lá gia vị. Bát cháo ấu tẩu nhìn rất hấp dẫn bởi sự kết hợp hài hòa giữa gạo, thịt băm, nước xương, rau thơm…

Xôi ngũ sắc đặc biệt

Gọi là xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường, xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy xôi ngũ sắc tại các phiên chợ ở Hà Giang. Chọn nguyên liệu rồi từng công đoạn chế biến cũng cần được tuân thủ mới. Tạo nên sự hoàn hảo của món xôi ngũ sắc “đầu tiên ta phải chuẩn bị nước để nhuộm gạo. Lá cơm đỏ cắt về, rửa sạch, phơi héo cho vào nồi nấu. Với lá cơm đỏ cho thêm một ít lá chua như lá sấu, lá me để bóng cơm và đẹp. Với lá cơm xanh thì chỉ lấy nước ngâm.

Lá cơm đen giã một ít tro rơm đốt nấu gạo lấy nước ngâm gạo. Với cơm vàng, giã củ nghệ tía vắt lấy nước rồi trộn với gạo đã ngâm. Gạo đã được đãi sạch và ngâm qua một đêm, vớt ra để ráo nước cho vào chõ xôi. Loại nào dễ phai màu nhất để dưới đáy chõ rồi lần lượt các loại gạo khác. Hoặc có thể mỗi loại gạo xôi riêng một chõ”-chị Hà Thị Huấn chia sẻ thêm.

Rêu Đá

Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là 1 loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang. Thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là que. Rêu suối là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày hay xuất hiện trong những dịp lễ. Tết của đồng bào dân tộc Thái, Tày ở các tỉnh như Sơn La, Yên Bái, Hà Giang,… Ở mỗi nơi, rêu đá lại có hương vị và cách chế biến riêng nhưng vẫn là “thức quà”. Từ nhiên nhiên không chỉ bà con vùng Tây Bắc yêu thích mà còn “được lòng” cả thực khách gần xa.

Thắng Dền Hà Giang

Là món ăn phổ biến ở Đồng Văn, giữa thị trấn hun hút gió mùa đông mà được ngồi bên bếp lửa ăn bát thắng dền. Thật không có gì ấm áp và thú vị bằng. Thắng dền chẳng biết từ bao giờ trở thành món ăn vặt đặc sản Hà Giang. Đó cũng là món ăn mà người dân nơi đây hay giới thiệu cho những vị khách lần đầu đặt chân tới cao nguyên đá này.

Bánh được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Làm thắng dền không khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Đầu tiên là chọn gạo nếp. Theo những người làm bánh, phải là nếp Yên Minh. (Loại gạo nếp ngon ở Hà Giang), hạt mẩy, dẻo thơm. Gạo nếp sau khi ngâm, để ráo xay bột, rồi đổ vào một chiếc túi vải. Đợi đến khi bột đặc mịn mới đem ra làm bánh.

Cơm Lam Bắc Mê

Là một trong sản vật đặc sản của cùng đất Hà Giang. Món ăn này từ lâu đã đưuọc du khách đặc biệt yêu thích và lựa chọn làm quà về mỗi khi tới cao nguyên đá. Món ăn có hương vị ngon, hấp dẫn khó quên khi thưởng thức chúng chỉ một lần. Để làm món cơm lam Bắc Mê khá dễ, công đoạn đơn giản và cũng không hề tốn kém.

Người dân thường chọn nguyên liệu là loại gạo nếp ngon nhất được trồng trên nương. Được đem về ngâm kỹ, vo sạch và rắc thêm chút muối. Ống tre, nứa là những ống được dùng để nấu cơm. Sau khi lấy được những thân tre, trúc, nứa tư trên núi mang về. Người ta sẽ chặt bỏ một đầu, đổ gạo nếp vào ống tre rồi đổ nước vào vừa tới lớp gạo trên cùng. Sau đó lấy lá chuối, lá dong làm nút và nút chặt lại một đầu.

Cam Bắc Quang

Đã từ lâu, cam sành trở thành một đặc sản nức tiếng. Mỗi khi người đi xa về gần nhắc đến đất Bắc Quang, thứ đến mới là chè. Vùng đất này có những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không giống với bất cứ vùng đất nào. Để tạo nên những trái cam mang hương vị riêng biệt. Vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn của miền núi rừng phía nam của tỉnh Hà Giang. Cam đến thời kỳ cho thu hoạch nhưng khó tiêu thụ. Nên tại nhiều vườn cam ở tỉnh Hà Giang đã xảy ra hiện tượng cam rụng. Theo báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang. Số lượng cam rụng ước khoảng gần 3.500 tấn, chiếm gần 6% tổng sản lượng cạm toàn tỉnh.

Ở đâu khi đi du lịch

Hà Giang hiện là điểm đến rất được ưa chuộng ở miền Bắc. Do đó, dịch vụ lưu trú cũng rất phát triển, có rất nhiều chỗ nghỉ ở Hà Giang cho bạn lựa chọn. Các chỗ nghỉ thường tọa lạc gần các điểm du lịch nổi tiếng.

Bạn có thể dễ dàng tìm cho mình được chỗ nghỉ hợp. Những loại hình chỗ nghỉ phổ biến ở Hà Giang là Homestay, nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ. Ngoài ra gần đây cũng có một số resort, khu nghỉ dưỡng được xây dựng để phục vụ du khách.

Nếu đi vào mùa cao điểm như mùa lúa chín hay mùa hoa tam giác mạch. Thì bạn nên đặt phòng trước để tránh tình trạng hết phòng khi đến.

Bạn có thể tham khảo lịch trình du lịch 3 ngày tại Hà Giang

Ngày 1

– 06h15: khởi hành chuyến đi du lịch Hà Giang.

– 09h00: Dừng nghỉ ngơi và chụp hình đồi chè Tuyên Quang trên đường đi.

– 11h30: ăn trưa tại thành phố Hà Giang. Sau bữa trưa tiếp tục đi Đồng Văn chiêm ngưỡng những cảnh đẹp kỳ thú của Công viên địa chất Công viên đá Đồng Văn.

– 16h30: Đến bản Sủng Là thăm ngôi nhà Cổ của người H’mông với tường trình bằng đất. Nơi đã được sử dụng làm bối cảnh để quay bộ phim nhựa Chuyện của Pao.

– 18h00: Đến thị trấn Đồng Văn, nhận phòng nghỉ, ăn tối. Buổi tối thăm quan phố Cổ Đồng Văn và nhâm nhi tách cafe phố Cổ. Nghỉ đêm tại Đồng Văn.

Ngày 2

06h30: Trả phòng khách sạn, ăn sáng và khởi hành đi Lũng Cú.

08h30: Thăm Cột Cờ Lũng Cũ – nơi địa đầu Tổ quốc, điểm có vĩ độ cao nhất trên bản đồ của Việt Nam. Trên đường đi thăm Dinh vua Mèo Quý khách dừng chân nghỉ ngơi. Và chụp hình hoa Tam Giác Mạch tại khu vực Lũng Táo.

10h00: Thăm Dinh vua mèo Vương Chính Đức nằm trong một thung lũng của xã Sà Phìn. Đây là dòng họ giàu có và quyền uy nhất Châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20.

11h30: Ăn trưa tại Đồng Văn. Sau bữa trưa di chuyển đến Mèo Vạc.

13h30: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đèo Mã Pì Lèng. Chụp hình đèo cùng dòng sông Nho Quế nhìn từ trên cao giống như một dải lụa xanh mềm mại.

15h00: Dừng chân chụp hình tại cung đường đèo chữ M nổi tiếng tại Mèo Vạc.

17h00: Về đến thị trấn Yên Minh, nhận phòng nghỉ ngơi.

18h30: Ăn tối. Thăm thú phong cảnh Yên Minh về đêm. Nghỉ đêm tại Yên Minh.

Ngày 3

06h30: Trả phòng khách sạn, ăn sáng và lên xe đi Quản Bạ. Trên đường đi Quản Bạ, dừng lại chụp hình hoa tam giác mạch tại khu vực khu vực Tráng Kìm. Và gần thị trấn Quản Bạ (thường có hoa vào dịp tháng 9 đến giữa tháng 12 hàng năm).

08h30: Thăm chợ phiên Quản Bạ vào sáng chủ nhật hàng tuần.

09h15: Dừng chân tại điểm dừng chân Cổng Trời Quản Bạ chụp hình Núi đôi Cô Tiên. Hay còn gọi là Núi đôi Quản Bạ và toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao.

11h00: Ăn trưa tại thành phố Hà Giang.

19h00: về tới Hà Nội kết thúc chuyến đi Hà Giang 3 ngày 2 đêm

Đặc sản mua để làm quà

Hà Giang là nơi hội tụ khá nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Do đó, tại đây có khá nhiều những đồ lưu niệm và đặc sản đặc trưng. Để du khách có thể mua về làm quà cho bạn bè và người thân như. Gạo già Dui Xín Mần, Hồng không hạt (hồng Quản Bạ), Táo mèo, Cam Hà Giang. Bánh tam giác mạch, Chè San Tuyết, Cơm lam Bắc Mê, Mật ong bạc hà, Thịt trâu gác bếp, Rượu ngô…

Du khách có thể dễ dàng mua được những đồ này về làm quà ngay tại những phiên chợ vùng cao như:

– Chợ phiên Đồng Văn
– Chợ Mèo Vạc
– Chợ Xín mần

Ngoài ra, trên đường đi bạn cũng có thể mua được những thức quà này. Bởi người dân thường ngồi bên đường và bán những đồ. Do chính tay mình làm ra như rượu ngô, cam vườn nhà hay táo mèo.

Những lưu ý khi du lịch Hà Giang

– Nếu đi xe máy bạn cần mang theo: giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe và giấy tờ). Mua xăng dự trữ (chai 1,5l)và mượn đồ vá xe (bơm, đồ mở lốp, miếng vá, keo dán…) dự phòng từ chủ thuê xe. Bây giờ dịch vụ vá xe đã có ở hầu hết mọi đoạn đường. Nhưng những thứ này rất rất cần thiết để dự phòng cho một chuyến đi xe máy an toàn.

– Quần áo: đi mùa đông nhất định bạn phải mang áo ấm, khăn, găng tay. Vì mùa đông ở Hà Giang rất lạnh, còn mùa hè cũng. Nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng, vùng cao khí hậu về đêm có thể hơi lạnh.

– Giày: tốt nhất là giày leo núi hoặc giày đi bộ.

Nguồn: dulich24.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *